Khi so sánh giữa VHDN các nước có thể dễ dàng nhận thấy không VHDN của quốc gia nào có thể mạnh mẽ như ở Nhật Bản do Nhật Bản là một quốc gia coi trọng văn hóa truyền thống và những quan niệm ngầm định này lại thường xuất phát từ văn hóa dân tộc. Những quan niệm này rất khó thay đổi bởi đây là một phần trong tính cách, lối sống của tập thể. Chủ nghĩa tập thể Đơn độc, xa lạ và tách biệt với nhóm người là nỗi sợ hãi của người Nhật Bản. Vì vậy, chủ nghĩa tập thể với nghĩa tận tụy và đồng hóa hoàn toàn với một nhóm người trở thành một giá trị văn hóa. Chủ nghĩa tập thể bắt đầu từ thời trước với những quan hệ gia đình gần gũi.
Chủ nghĩa gia đình của Nhật Bản là một giá trị cơ bản được phản ánh trong nhiều mặt của quản lý như chế độ làm việc suốt đời, nhấn mạnh thời gian phục vụ, khuynh hướng gia trưởng nói chung đối với quản lý nhân sự đôi khi được đề cập đến như chủ nghĩa tập đoàn phúc lợi. Tận tình và chung thành với nhóm mình tham gia được coi là đúng đắn và tốt đẹp, được tận hưởng vinh quang mà tập thể đạt được. Ý thức trách nhiệm Có sự bắt buộc đối với những người dân Nhật Bản thực hiện nghĩa vụ của họ, người ta phải đền đáp một đặc ân hoặc một sự giúp đỡ bất kể khi nào có thể làm được. Vấn đề này cũng mở rộng ra đối với vấn đề xã hội và kinh doanh. Nghĩa vụ của mỗi người là trở thành một người làm công tận tình, trung thành với doanh nghiệp đã cho họ việc làm.
Một điều quan trọng khác đó là những người Nhật Bản trong thâm tâm luôn nghĩ tới việc tránh làm mất mặt mình, gia đình hoặc bất cứ tập đoàn nào liên quan. Sự siêng năng trong công việc Người Nhật là những người rất chăm chỉ, điều đó trở thành một nét đặc trưng của con người Nhật Bản được cả thế giới biết đến. Nhiều nhân viên trong các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục công việc sau khi đã hết giờ làm việc bình thường, họ về nhà rất muộn và chỉ có vài giờ nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày làm việc hôm sau. Sự tuân phục Hiếm có ở một quốc gia nào mà sự tuân phục của nhân viên đối với nhà lãnh đạo lại mạnh mẽ như ở Nhật Bản. Các nhân viên thể hiện một sự tuân phục tuyệt đối với cấp trên, sự tôn trọng với những người có kinh nghiệm trong doanh nghiệp. Điều này được lý giải từ những quan niệm đặc trưng trong VHDN Nhật Bản, nhân viên phải có sự biết ơn, tôn kính với những người đã cho mình việc làm, tạo cho mình nguồn thu nhập để nuôi sống gia đình.
Ở độ tuổi lên 3, trẻ bước vào giai đoạn vàng của sự phát triển nhận thức và hành vi.…
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi không chỉ giúp bé phát triển toàn diện mà còn tạo nền…
Xây dựng văn hóa công ty là một quá trình dài hạn và đòi hỏi sự tập trung vào nhiều…
Mô hình văn hóa doanh nghiệp không chỉ là yếu tố nội bộ giúp quản lý nhân sự và phát…
Việc xem xét học phí trường mầm non quốc tế cho con là một quyết định quan trọng và có…
Trường mầm non song ngữ Thủ Đức đã nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình…