Việc giảng dạy kỹ năng sống là một phần quan trọng trong chương trình giảng dạy của nhà trường. Từ mầm non, tiểu học đến đại học, để các em sống hòa nhập với xã hội, có lòng tự trọng và tôn trọng mọi người, biết cư xử, giao tiếp,…
Đối với nhà trường, sự thành công của việc dạy kỹ năng sống ở học sinh phụ thuộc phần lớn vào trình độ, đạo đức và tay nghề của các thầy cô giáo. Muốn rèn luyện tốt kỹ năng sống cho trẻ tiểu học trước hết mỗi thầy, cô giáo phải giáo dục học sinh phải là tấm gương mẫu mực trong đối xử, nhân cách.
Kỹ năng là gì?
Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.
Kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Kỹ năng sống bao gồm cả hành vi vận động của cơ thể và tư duy não bộ của con người. Kỹ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên hoặc thông qua rèn luyện của con người.
Vì sao phải rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học?
Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp các em có thái độ, kiến thức, kỹ năng, giá trị cá nhân thích hợp với thực tế xã hội. Mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹ năng sống là làm thay đổi hành vi của học sinh, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã hội bền vững.
Chương trình đào tạo kỹ năng sống cho học sinh nhằm giúp các em rèn luyện cách ứng xử thân thiện trong mọi tình huống, có thói quen và kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội. Hướng dẫn học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức bảo vệ bản thân, phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với học sinh tiểu học, việc phát triển các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt, có ảnh hưởng đến quá trình giáo dục và phát triển cá nhân sau này, có tầm quan trọng lớn nhất.
Phân loại kĩ năng sống
Kỹ năng sống được chia thành hai loại: Kỹ năng cơ bản gồm kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy,… Và kĩ năng nâng cao là nâng cao kỹ năng cơ bản bao gồm kỹ năng tư duy, sáng tạo, phân tích, so sánh, tổng hợp,..
Đối với các lớp đầu cấp tiểu học được đánh giá kỹ năng cơ bản, cuối cấp học nâng dần lên kỹ năng nâng cao. Do đó, trẻ tiểu học cần tập trung rèn luyện 2 kỹ năng: Nhóm kỹ năng giao tiếp, hội nhập cuộc sống và nhóm kỹ năng học tập, làm việc, giải trí.
Mục tiêu, nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tiểu học
Mục tiêu
Cung cấp cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp sẽ được sử dụng làm cơ sở để hình thành những hành vi và thói quen lành mạnh, tích cực cho học sinh và xóa bỏ những thói quen và hành vi tiêu cực trong các mối quan hệ, tình huống và hoạt động hàng ngày. Tạo cơ hội để học sinh thực hiện tốt các quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Nội dung
Để việc dạy kỹ năng sống của học sinh đạt hiệu quả, cần thay đổi tư duy và từ đó thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ. Theo cách hiểu hiện nay, giáo dục kỹ năng sống là dạy học theo phương pháp ứng phó. Trong trường hợp như: tai nạn, điện giật, ngộ độc, súc vật cắn, xâm hại tình dục, phòng, chống bất bình xã hội,… Đó chỉ là những mục tiêu trước mắt. Mục đích lâu dài quan trọng nhất là phát triển nhân cách học sinh, quan trọng nhất là giáo dục lòng nhân ái, ứng xử có văn hóa.
- Kỹ năng nhận thức về bản thân: Xác định giá trị bản thân, tự tin.
- Kỹ năng giao tiếp: Phản ứng, tích cực lắng nghe, bày tỏ suy nghĩ và ý tưởng, giao tiếp, thể hiện sự cảm thông
- Khả năng tư duy và sáng tạo: Bình luận vấn đề, tìm kiếm và xử lý thông tin, phân tích so sánh.
- Khả năng ra quyết định: Nhận biết và tìm kiếm các phương án, giải quyết vấn đề, phản ứng, đàm phán,…
- Kỹ năng kiểm soát bản thân: Nhận biết và đạt được mục tiêu của bản thân, quản lý thời gian, chịu trách nhiệm, kiểm soát cảm xúc.
Trên đây là các thông tin về kỹ năng sống cho trẻ tiểu học mà phụ huynh cần biết để lựa chọn môi trường hay phương pháp giáo dục kỹ năng phù hợp từng lứa tuổi.
>>> Đọc thêm: Cách nuôi dạy con thông minh mà phụ huynh nên biết