Giáo dục

Đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì từ 11-15 tuổi

single image

Tuổi dậy thì được xác định trong khoảng 11-15 tuổi. Đây là giai đoạn với nhiều thay đổi đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì. Giai đoạn với nhiều khủng hoảng. Việc nắm bắt tâm lý của lứa tuổi này rất cần thiết với ba mẹ để có những lời khuyên, định hướng đúng lúc và phù hợp cho con.

Sự phát triển về mặt sinh lý

Đây là giai đoạn này cơ thể có nhiều thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì.

  • Về chiều cao: Phát triển tối đa, xương tay chân dài ra nhưng xương ngón tay chân chưa phát triển kịp khiến trẻ lóng ngóng, vụng về.
  • Về cơ: Chưa phát triển toàn diện nên khả năng làm việc không cao. Ở cuối giai đoạn này, khối lượng cơ phát triển mạnh đặc biệt là các bé trai.
  • Về xương: Xương tay chân phát triển nhanh, xương lồng ngực phát triển chậm, nên cơ thể không cân đối.
  • Về tim mạch: Thể tích tim tăng nhanh, hoạt động mạnh mẽ hơn, nhưng kích thước mạch máu phát triển chậm, nên tạm thời rối loạn hệ tuần hoàn, gây mệt mỏi chóng mặt khi làm học tập và làm việc nhiều.
  • Về mặt sinh dục: Đây là yếu tố quan trọng của sự phát triển thể chất. Đặc điểm giới tính bộc lộ rõ nét, các bé nữ xuất hiện kinh nguyệt lần đầu và bé nam xuất hiện hiện tượng xuất tinh). Hormone thay đổi khiến trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn khác giới, có những rung động, cảm xúc đầu đời.

Trường hợp dậy thì sớm và biện pháp can thiệp

Những biểu hiện của dậy thì sớm khiến trẻ dễ bị ảnh hưởng tâm lý như bạn bè trêu chọc vì thay đổi khác thường của cơ thể, chiều cao có thể thấp hơn những bạn cùng độ tuổi

Những biện pháp can thiệp khi trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm là ba mẹ cần kiểm soát các nguồn thông tin trẻ tiếp nhận từ bên ngoài, dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân, tránh bị lạm dụng tình dục hay xâm hại,…

Trẻ lo lắng với những thay đổi đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì

>>> Xem thêm: Tìm hiểu thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì giúp con vượt qua

Sự phát triển về mặt xã hội

Ba mẹ nên để cho trẻ tham gia vào hoạt động trong gia đình, được tham gia bàn bạc một số công việc hay được giao công việc phụ giúp ba mẹ để cảm nhận được vai trò trong gia đình. Ở ngoài xã hội, ba mẹ nên khuyến khích trẻ tích cực tham gia hoạt động xã hội, ngoại khóa để có thêm kinh nghiệm sống và phát triển nhân cách thông qua giao tiếp.

Sự phát triển nhận thức

Tư duy phát triển, biết lập kế hoạch, sắp xếp có trình tự, quan sát và phân tích vấn đề, tình huống hay tổng hợp kết quả và đánh giá. Hoạt động suy nghĩ và hành vi có tổ chức.

Đời sống tình cảm

Tình cảm của các em giai đoạn này cũng phức tạp hơn. Dễ xúc động, bồng bột, kích động hay vui buồn nhanh chóng. Trong mối quan hệ bạn bè xuất hiện tình cảm khác giới.

Muốn gia tiếp với bạn bè, khẳng định bản thân trong môi trường tập thể, muốn nhận được sự tôn trọng từ mọi người. Cảm em có cảm xúc nặng nề nếu quan hệ với bạn bè bị tổn thương hay bị tẩy chay bởi bạn bè.

Khuynh hướng muốn làm người lớn

Khuynh hướng muốn khẳng định mình là người lớn thể hiện có quan điểm riêng. Mong muốn ba mẹ đối xử với mình như người lớn. Tuy nhiên cách ứng xử vẫn còn trẻ con chưa được cha mẹ công nhận sẽ gây ra không ít tranh cãi với ba mẹ ở giai đoạn này. Lứa tuổi này thường có tâm lý phóng đại, thường đánh  giá cao hơn hiện thực, bướng bỉnh, tỏ ra bất cần trước việc làm hằng ngày hay những thất bại trong trải nghiệm.

Khủng hoảng lứa tuổi dậy thì 

Bởi những thay đổi bên tâm sinh lý, phải đối mặt với nhiều thử thách lần đầu trong đời, sự đòi hỏi nghiêm túc trong lời nói, suy nghĩ và hành động gây ra khủng hoảng ở tuổi dậy thì

  • Phát triển nhân cách: Các em thường bắt chước theo mẫu người lý tưởng hay thần tượng của mình. Sự phấn đấu theo hình mẫu lý tưởng đó giúp hình thành sư tự tin, cố gắng. Tuy nhiên sự ngưỡng mộ này không phải lúc nào cũng theo chiều hướng phù hợp với đạo đức xã hội.
  • Phát triển ý thức: Sự hình thành ý thức được diễn ra từ từ, bắt đầu từ đánh giá sự vật, con người, sự việc xung quanh và dần có sự độc lập trong phân tích và đánh giá.
  • Về tâm lý thiếu niên: Ở lứa tuổi này các em hình thành nhân cách mạnh mẽ, bắt đầu ý thức quan niệm cuộc sống, xã hội. Hoạt động chủ đạo là học tập, ba mẹ cần tránh thôi thúc, ép buộc trẻ học quá mức, nên để trẻ tham gia hoạt động thể thao, nghệ thuật, giao lưu bên ngoài,… 

Kết,

Ở lứa tuổi có quá nhiều thay đổi đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì này rất dễ gặp khủng hoảng tâm lý dẫn đến hành vi chống đối xã hội, gây sự chú ý, hành vi thiếu đạo đức,… Các biện pháp đối với lưa tuổi này cần gắn liền với công tác giáo dục của nhà trường và sự quan tâm của gia đình.

You may like