Du học Tiếng Anh Giao Tiếp

Du học – Cơ hội không của riêng ai

single image

Một thực tế đã chứng minh được rằng du học không chỉ dành riêng cho người lắm tiền, thành tích cực kỳ xuất sắc mà nó sẽ đến với tất cả những ai có sự kiên trì, nỗ lực và lòng quyết tâm vào bản thân. Có dịp được chuyện trò với nhiều nhân vật được nhận học bổng của các chính phủ, tôi hơn một lần nghe thấy sự bất ngờ của chính họ về may mắn của bản thân. Một lần ngồi “chém gió” với cả nhóm bạn, anh chàng mới nhập học chương trình Tiến sĩ thật thà chia sẻ: “Hồ sơ của tôi chẳng có gì nổi bật, thành tích cũng bình thường. Gửi đi phải 100 đơn thì đây là trường duy nhất nhận”. Hoặc một trường hợp khác khi tôi đang đi dạo siêu thì với Cathy – một người bạn tôi quen khi du học bên Anh, tôi đánh bạo hỏi – xem Cathy đã chọn Đảng nào cho kỳ bấu cử Tống thống vừa diễn ra. “Đảng Xã hội”. Câu trả lời của cô thực sự khiến tôi rất bất ngờ. Tôi đã nghĩ một người có điều kiện sống trong căn nhà rộng bát ngát nơi thảo nguyên (cùng hai chú ngựa Ả Rập giống quý), hẳn sẽ phải thiên về cánh hữu với khuynh hướng phần tầng xã hội. Vậy mà không, Cathy nói tỉnh bơ: “Cháu không phải là người duy nhất ngạc nhiên đâu. Nhiều người cũng nghĩ một kẻ làm nha sĩ lắm tiền thì chỉ bo bo biết tới túi tiền của mình. Nhưng cô nghĩ rằng bất kỳ ai cũng cần được bình đẳng với nhau trước cơ hội. Mỗi người đều cần nhận được miếng bánh của mình”.

Nói là làm. Hôm đó, Cathy bất ngờ tạt xe vào siêu thị trên đường chở tôi ra ga để mua tặng cô bạn nhỏ một cái máy đánh trứng. Có lẽ cô muốn dặn tôi rằng dù trên đời sẽ còn lắm nỗi bận bịu, nhưng một người phụ nữ chắc chắn phải dành thời gian làm bánh cho người thần vào cuối tuần, và có lẽ cô cũng muốn tôi được giải phóng đôi tay rã rời vì phải đánh trứng bằng công cụ thủ công, được thụ hưởng sự tiện nghi như những người phụ nữ khác. Khi nhận món quà từ Cathy, tôi bỗng nghĩ rằng mình nhất định sẽ tặng ai đó một cái máy đánh trứng khi mùa đông về.

Và “mỗi người đều cần nhận được miếng bánh của mình” trở thành một trong những chân lý sống của tôi. Điều này luôn đúng với những cơ hội học bổng ngoài kia.

Những trái tim ôm mộng đi du học ở Anh hẳn không ai không biết tới tác giả cuốn du ký “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương” của Ngô Thị Giáng Uyên. Cũng như tôi, bao nhiêu người trẻ từng một lần để mình bay bổng trong chữ nghĩa Giáng Uyên đã bị ấn tượng mãi về câu chuyện quỹ học bổng Chevening. Thời đó, đã ai từng biết đến cái gọi là “Học bổng cho phép theo học Thạc sĩ tại bất cứ trường đại học nào của Anh nếu được nhà trường chấp thuận, mà không phải lo lắng vế khoản học phí và sinh hoạt phí”. Đó là lúc mà những hội nghị toàn cầu tự khắc trở thành tâm điểm của báo giới, là cái mác bảo đảm gây ấn tượng cho bất kỳ tờ khai lý lịch nào, và là cơ hội mà ít người dám mơ tưởng tới.

Nhưng hãy tin tôi đi, thời điểm này là lúc Chevening không phải là quỹ học bổng duy nhất được liệt vào hàng danh giá. Chẳng phải ngoài Chevening của chính phủ Anh còn có Fulbright của Mỹ, NFP của Hà Lan, DAAD của Đức, Eiffel của Pháp… đó sao?

Càng ngày, các hội thảo du học toàn cầu hay trong khu vực châu Á, Đông Nam Á càng diễn ra nườm nượp để bạn lựa chọn. Có những cuộc hội thảo do các tổ chức phi chính phủ tổ chức, có lúc lại do trường đại học hay các doanh nghiệp tổ chức. Nhiệm vụ của bạn là đưa vào tầm ngắm những chương trình hội nghị, hội thảo mà bản thân yêu thích và tham gia vào các hoạt động liên quan đến sự kiện đó để “nâng tầm” CV. Nghe ngóng các tổ chức thanh thiểu niên, cập nhật bảng thông báo của nhà trường hay thông tin truyền miệng từ bạn bè cũng là những cách hay để mọi người nắm bắt được những thông tin về du học. Chỉ cần chứng minh bản thân mình phù hợp và thể hiện được sự nhiệt tình, thiết tha thì chẳng ai nỡ từ chối đơn ứng cử của bạn đâu.

Du học đã không còn là cơ hội dành riêng cho hai nhóm người “cực giàu và chẳng cần phải giỏi” hoặc “cực giỏi nhưng lại quá nghèo”. Điển hình là câu chuyện về Lở Mẩy, người Dao đỏ đầu tiên ở Lào Cai giành được học bổng của trường Đại học Capilano (Vancouver, Canada). Ước mơ của Lở Mẩy thiết thực biết mấy: Học thật giỏi để về bản Tả Phin giúp dân bản phát triển du lịch, chính sự chân thành của cô đã khiến các thầy cô trường Capilano lưu tâm sau một lần tham quan học hỏi. Cảm phục trước cô gái thiểu thốn mọi điều nhưng vẫn ấp ủ trong mình quyết tâm cống hiến, họ đã tạo điều kiện cho Lở Mẩy sang Canada du học. Và miếng bánh của Lở Mẩy đang ở trên tay cô.

You may like