Du học Tin Tức Lao Động

Hoạt động của tập đoàn bán lẻ Carrefour tại thị trường Hàn Quốc

Đất nước Hàn Quốc là một quốc gia phát triển nhanh của châu Á  từ trước thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Sự phát triển vượt bậc này kéo theo là sự nâng cao đời sống của người dân, và chính vì thế đây trở thành thị trường béo bở của các tập đoàn bán lẻ lớn nhòm ngó và thâm nhập nhằm đáp ứng nhu cầu của các thượng đế đang giàu lên nhanh chóng của xứ sở nhân xâm này. Điểm qua ta dễ thấy có rất nhiều các công ty phân phối đang chen chân tại đất nước này.

 Đầu tiên là Carrefour, là một công ty phân phối của Pháp với mạng lưới bán lẻ trên toàn cầu. Đây là tập đoàn phân phối lớn thứ 2 trên thế giới về bán lẻ sau Wal-Mart. Carrefour hoạt động chính tại châu Âu, Brazil, Argentina , và Colombia, nhưng cũng có một số cửa hàng  ở Bắc Phi và châu Á. Carrefour, tiếng Pháp nghĩa là ngã tư, ban đầu được thành lập vào ngày 3 tháng 6 năm 1957 chỉ là một cửa hàng nhỏ nằm gần một ngã tư, thì tính đến tháng 12/2005, tập đoàn Carrefour đã thiết lập mạng lưới phân phối gồm 839 đại siêu thị, 1517 siêu thị, 4316 cửa hàng bán hàng chiết khấu và 331 các cửa hàng tiện lợi ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Tại châu Á, hệ thống đại siêu thị của Carrefour đã có mặt ở Xingapo, Malaixia, Inđônêxia, Đài Loan, Trung Quốc và  cả Hàn Quốc. Năm 2005, doanh số bán hàng của Carrefour ở châu Á đạt trên 74 tỷ euro, trong đó hệ thống đại siêu thị đóng góp 43 tỷ  euro, hệ thống siêu thị đóng góp trên 13 tỷ euro, cửa hàng bán chiết khấu đóng góp trên 6 tỷ euro và 11 tỷ là doanh số của các loại hình phân phối khác. Trong 6 tháng đầu năm 2006, Carrefour tiếp tục mở rộng mạng lưới phân phối đại siêu thị, siêu thị, bán hàng chiết khấu và các cửa hàng khác với số lượng 1000. Trong đó, tại Pháp tăng thêm 150, tại châu Âu tăng thêm 600, tại châu Mỹ tăng thêm 160. Riêng ở châu Á, Carrefour đã mở thêm 45 đại siêu thị và 45 cửa hàng bán hàng chiết khấu. Qua đây, ta nhận thấy rất rõ sự tăng trưởng rất nhanh của Carrefour nói  riêng và của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới. Tuy nhiên, với thị trường Hàn Quốc, mặc dù đã thâm nhập vào đây khá sớm  từ năm 1996, tuy nhiên hoạt động của công ty này có vẻ cầm trừng và chưa phát triển mạnh mẽ. Sau vài năm, Carrefour mới chỉ có 31 cửa hàng và siêu thị, thị phần nắm được trên thị trường chưa cao.

 

Cơ hội hàng hóa từ Nhật Bản

Tháng 11-2014 tỷ lệ xuất nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản đã tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Thúc đẩy công nghiệp sản xuất trong nước là mục tiêu của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người luôn muốn xứ Phù Tang lấy lại hình ảnh của một cường quốc xuất khẩu. Hiện đang xuất hiện xu hướng các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển dây chuyền sản xuất ở hải ngoại về nước. Tiến độ này được đẩy nhanh từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Công ty Murata, nhà sản xuất các bộ phận smartphone và điện tử, đã tăng khối lượng sản xuất ở nước ngoài lên đến 30% tính đến tháng 3-2014. Con số này tăng 16% so với 4 năm trước. Nhà sản xuất của Nhật Bản này tăng cường bán các sản phẩm cho nhà sản xuất smartphone Trung Quốc và họ không muốn mất đi các đối tác này. 

Và Việt Nam cũng nằm trong số những quốc gia nhận hàng nhập khẩu từ Nhật Bản cao ở Đông Nam Á. Cùng với mối quan hệ Việt – Nhật tốt đẹp hơn 20 năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế và  
cơ hội việc làm tiếng Nhật
cũng được mở rộng. 

Nhiều thông tin việc làm tại Việt Nam và tại Nhật Bản đã được người lao động tìm thấy thông qua trang web:
www.tbsvn.com.vn

.

You may like