Một số giải pháp đầu tư nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thanh Hoá.

Bước vào thời kỳ đổi mới của sự phát triển, nền kinh tế vẫn còn những tồn tại yếu kém, đặc biệt là chất lượng và hiệu quả thấp, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường còn quá yếu và những khó khăn mới nảy sinh sẽ là những thách thức đối với chúng ta trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và 2020.

Một là: Điều chỉnh quy hoạch và phát triển kế hoạch đầu tư theo các hướng chính sau:

– Quán triệt các tư tưởng, quan điểm, định hướng và mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ 2001 – 2010. Trong đó cần chú trọng nội dung cốt lõi là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp với xu thế phát triển của yêu cầu thị trường, với tiến trình hội nhập và mở cửa với nền kinh tế khu vực và trên thế giới.

– Xác định lại trật tự và tốc độ phát triển của từng ngành kinh tế, từng vùng kinh tế với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản biến Thanh Hoá trở thành một tỉnh công nghiệp. Xác định những sản phẩm tỉnh có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu trong nước và có khả năng tiêu thụ được ở nước ngoài để định hướng và khuyến khích phát triển mạnh.

– Điều chỉnh lại chính sách và giải pháp thực hiện từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế cho phù hợp với xu thế cạnh tranh bình đẳng và mở cửa hội nhập. Chú trọng khai thác nội lực và lợi thế, tạo môi trường kinh tế pháp lý đồng bộ và thông thoáng, có chính sách ưu tiên cụ thể đối với từng vùng trọng điểm, các ngành mũi nhọn của tỉnh. Có như vậy mới đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời mới phát triển nhanh và đủ sức cạnh tranh với bên ngoài.

– Xác định cơ cấu hợp lý và từng bước đi thích hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể cho phù hợp với tình hình thựch tiễn của địa phương. Đi đôi với xây dựng chiến lược 10 năm cần có tầm nhìn 20 năm, gắn chiến lược phát triển ngành với chiến lược phát triển sản phẩm và chiến lược thị trường của các doanh nghiệp thuộc ngành

Hai là: Xác định và tập trung nguồn lực đầu tư phát triển cho các ngành, vùng trọng điểm mũi nhọn cần ưu tiên đầu tư phát triển trong thời kỳ tới.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải xác định và phát triển các ngành mũi nhọn, trọng điểm. Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cải biến cơ cấu hiện tại, tiến tới một cơ cấu hợp lý hơn, đa ngành, trong đó hình thành lên các ngành trọng điểm, mũi nhọn phát triển bền vững nhằm khai thác tốt các nguồn lực, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động và hợp tác quốc tế.

Việc xác định ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn của Thanh Hoá có thể xem xét căn cứ vào điều kiện tự nhiên của tỉnh và trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường. Có thể xác định được một số ngành trọng điểm và mũi nhọn là:

– Ngành công nghiệp chế biến từ các loại nguyên liệu của nông nghiệp như mía đường và sau đường, hoa quả tươi, giấy và bột giấy, chế biến thuỷ hải sản bao gồm cả tươi sống và đông lạnh. Theo đó để phát triển ngành công nghiệp chế biến cần đầu tư toàn diện vào nông nghiệp, đặc biệt là ngành cung cấp nguyên liệu. Đưa công nghệ vào nuôi trồng và khai thác các sản phẩm từ rừng, mở rộng diện tích các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, đồng thời đầu tư vào nghiên cứu tạo ra giống mới cho năng suất và chất lượng hiệu quả cao hơn. Tiếp tục đầu tư đồng bộ và có hiệu quả các đội tàu đánh bắt xa bờ theo chương trình đã được phê duyệt. Đẩy mạnh hình thức nuôi bán thâm canh, nuôi tôm công nghiệp theo chương trình của Bộ Thuỷ sản.

– Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó mũi nhọn là xi măng, đá ốp lát.

– Công nghiệp gia công xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động như công nghiệp may và công nghiệp dệt, công nghiệp giày, giả da. Đối với Thanh Hoá đây là một lợi thế vì có nhiều lao động và nguyên liệu da cho công nghiệp da, giả da phát triển. Hướng tới cần tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng may xuất khẩu, đầu tư xây dựng mới các xí nghiệp giày da và giày vải, xí nghiệp dệt kim tại thành phố Thanh Hoá, phục hồi nghề dệt lụa tơ tằm.

Ba là: Đầu tư, đổi mới cơ cấu đầu tư và chính sách đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư để thực hiện mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

Bốn là: Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng khoa học – công nghệ.

        Năm là: Đầu tư nghiên cứu phát triển thị trường và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá của tỉnh.

        Sáu là: Đầu tư vào nguồn nhân lực nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao dân trí, đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

        

Admin

Comments are closed.

Recent Posts

  • Giáo dục

Những lý do ba mẹ nên đầu tư vào học phí trường mầm non quốc tế

Việc xem xét học phí trường mầm non quốc tế cho con là một quyết định quan trọng và có…

9 hours ago

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức có gì khiến ba mẹ yêu thích tới vậy

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức đã nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình…

3 days ago
  • Giáo dục

Cách quản lý thời gian hiệu quả trong môi trường làm việc nhóm có gì khác so với làm việc cá nhân?

Cách quản lý thời gian hiệu quả là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu suất công việc, đặc…

4 weeks ago
  • Giáo dục

Bí quyết quản lý nhân sự hiệu quả trong các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ

Quản lý nhân sự hiệu quả luôn là một trong những bài toán khó với bất kỳ doanh nghiệp nào,…

1 month ago

Nguyên nhân học phí trường quốc tế cao và bí quyết để giảm chi phí khi theo học

Học phí trường quốc tế luôn là một chủ đề quan trọng và đôi khi gây lo lắng cho các…

1 month ago
  • Giáo dục

Mách bạn kinh nghiệm chọn trường mầm non cho con

Việc chọn trường mầm non cho con là một quyết định quan trọng mà phụ huynh nào cũng phải đối…

1 month ago