Ba mẹ luôn thắc mắc về việc nên cho bé đi nhà trẻ ở độ tuổi nào? Việc quyết định cho bé đi nhà trẻ là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống của trẻ. Để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất, ba mẹ cần cân nhắc nhiều yếu tố quan trọng như độ tuổi, tâm lý, sức khỏe và điều kiện gia đình. Vì vậy, bài viết này sẽ chia sẻ những tips hay giúp ba mẹ trong việc quyết định nhà trẻ phù hợp nhất!
Nên cho bé đi nhà trẻ ở độ tuổi nào là phù hợp?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ huynh nên cân nhắc cho bé đi nhà trẻ ở độ tuổi từ 24 tháng đến 4 tuổi. Ở giai đoạn này, các bé đã có sự phát triển đầy đủ về thể chất, khả năng nhận thức cơ bản và kỹ năng giao tiếp từ ngữ đơn giản với những người xung quanh. Thêm vào đó, các bé cần sẵn sàng về mặt tâm lý để thích nghi với môi trường mới. Các yêu cầu này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất khó để trẻ có thể chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt.
Liệu đã có lời giải đáp cho câu hỏi nên cho bé đi nhà trẻ ở độ tuổi nào?
Tips hay ba mẹ nên biết để chuẩn bị cho hành trình đi học của trẻ
Sau khi đã biết nên cho bé đi nhà trẻ ở độ tuổi nào, tiếp theo các bậc phụ huynh cần học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn trong việc chuẩn bị cho trẻ vào trường mẫu giáo qua các thông tin dưới đây:
1. Chia sẻ thông tin cần thiết về tình trạng của bé với giáo viên
Các bậc phụ huynh hãy cung cấp cho giáo viên đầy đủ thông tin, bao gồm các thói quen sinh hoạt, sở thích, khả năng ăn uống, tình trạng dị ứng (nếu có) để giáo viên có thể lưu ý trong việc chăm sóc bé tốt nhất. Ngoài ra, để đề phòng trường hợp có việc bận không thể đưa đón trẻ, phụ huynh hãy để lại thêm liên hệ của người thân để giáo viên có thể nhận biết và cẩn thận với kẻ xấu.
VAS mẫu giáo là sự lựa chọn lý tưởng mà phụ huynh nên cân nhắc
2. Đón bé sớm hơn trong thời gian đầu đến trường
Trong khoảng thời gian đầu khi đến lớp, ba mẹ nên đón bé đúng giờ để tránh con có cảm giác bị bỏ rơi khi thấy lớp học ngày càng vắng sau giờ ra về. Tâm lý non nớt của các em học sinh ở độ tuổi này rất nhạy cảm và có thể chưa quen với việc phải cách xa người thân của mình.
Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý những thông tin quan trọng như: lịch học, lịch sinh hoạt, quy định của nhà trường để có thể sắp xếp thời gian đưa đón các em sớm nhất. Sau giai đoạn làm quen với trường lớp, các bé đã hình thành thói quen sinh hoạt với môi trường mới nên ba mẹ có thể điều chỉnh thời gian đưa đón phù hợp với giờ làm việc của bản thân.
3. Trò chuyện với bé trên đường đi học về
Quãng đường đi học về chính là cơ hội “vàng” cho ba me để gắn kết tình cảm với các bé. Hãy chủ động gợi ý cuộc trò chuyện về những điều bé thích hoặc không thích khi ở lớp, đồng thời người lớn cần lắng nghe về những điều trẻ đang chia sẻ và thể hiện sự quan tâm đến nội dung đó. Những câu chuyện được chia sẻ sẽ giúp ba mẹ nắm rõ mức độ thích nghi của trẻ trong môi trường mới, từ đó trao đổi thêm với giáo viên để tạo điều kiện phát triển cho các em học sinh.
4. Chuẩn bị tâm lý cho bản thân
Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên vì tại sao ba mẹ lại cần chuẩn bị tâm lý cho bản thân mình? Thật ra các bậc phụ huynh cũng rất yếu đuối trong giai đoạn đầu cho trẻ đi học vì thường có tâm lý lo lắng.
Giáo viên tại VAS tạo môi trường phát triển toàn diện về cảm xúc và tinh thần
Cảm giác “đau xót” khi lắng nghe tiếng khóc của trẻ trong giai đoạn đầu đến trường có thể làm ảnh hưởng đến quyết định kiên trì đưa đi học mỗi ngày vì ba mẹ có thể “yếu lòng” cho bé nghỉ tạm vài ngày. Phụ huynh cần hãy hiểu rằng đây là giai đoạn bé cần thời gian để thích nghi với môi trường mới, chính vì vậy hãy kiên nhẫn và động viên để bé có thể hòa nhập tốt nhất.
>>> Xem thêm: Bước đệm cho hành trình giáo dục bậc cao – VAS mầm non
Lời kết
Hy vọng bài viết dưới đây đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho ba mẹ trong hành trình đưa trẻ tới trường. Hiểu được nên cho bé nên cho bé đi nhà trẻ ở độ tuổi nào đã phần nào giúp các bậc phụ huynh xây dựng nền tảng đầu tiên, vì vậy hãy tiếp tục tìm kiếm thêm nhiều kiến thức liên quan để có lựa chọn chính xác nhất nhé!
>>> Xem thêm: Tham khảo học phí trường quốc tế Việt Úc 2024