Du học Việc Làm Trong Nước

Những mặt hạn chế trên thị trường lao động

Những mặt hạn chế trên thị trường lao động

  1.  Chất lượng lao động còn thấp

Thứ nhất về mặt sức khỏe, thể lực người lao động Việt Nam còn kém xa

so với các nước trong khu vực về cân nặng, chiều cao, sức bền…

          Thứ hai là chất lượng nước ta còn thấp thể hiện rõ qua trình độ văn hóa và cơ cấu trình độ đào tạo của lao động tham gia hoạt động kinh tế.

          Tỷ lệ người chưa biết chữ đã giảm, số lao động chưa tốt nghiệp cấp I mặc dù giảm nhưng vẫn còn cao, trong khi cơ cấu lao động theo trình độ cấp I, II, và III chuyển biến chậm, cơ cấu theo trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu kinh tế phát triển. Đại bộ phận lực lượng lao động nước ta không có chuyên môn, nghiệp vụ tập chung chủ yếu ở nông thôn. Số lượng công nhân được đào tạo nghề giảm sút nghiêm trọng, chỉ có 42% đội ngũ công nhân được qua đào tạo, số công nhân không có tay nghề  hoặc thợ bậc thấp chiếm gần 56% và khoảng 20% lao động không có chuyên môn.

  1. Quy mô và mức độ tham gia TTLĐ còn thấp.

Ở Việt Nam, hiện nay TTLĐ chủ yếu tập chung ở khu vực đô thị lớn như: TP Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, các trung tâm công nghiệp mới.

          Điều tra mức sống dân cư Việt Nam của tổng cục thống kê gần đây cho thấy có 21,45% lao động so với tổng số lao động trong tuổi của khu vực nông thôn  làm công ăn lương, trong đó làm công ăn lương chuyên nghiệp là 4,29%. Con số này ở thành thị là 42,81% và 32,75%. Lao động làm công ăn lương ở nước ta từ ba tháng trở lên trên năm nhìn chung còn chiếm tỷ lệ nhỏ (17% trong tổng số lực lượng lao động xã hội, trong khi đó ở các nước có nền kinh tế phát triển tỷ lệ này thường chiếm từ 60%đến 80%). Hầu hết các lao động ở nông thôn đều là lao động tự do.

Tiền lương trong khu vực công còn chậm được điều chỉnh, kém linh hoạt, làm hạn chế sự vận động của TTLĐ. Tiền lương trong khu vực trứơc tiên bị ảnh hưởng của mức tiền lương tối thiểu. Tiền lương tối thiểu chậm được diều chỉnh, đã hạn chế tính linh hoạt của TTLĐ, Ngoài ra đặc biệt tiền lương ở khu vức công còn chưa thực sự gắn vớiquan hệ cung cầu lao động, do việc sử dụng còn káh cứng nhắc hệ thống bảng lương quy định của Nhà nước, bị sư cứng giảm khu vực điều tiết của TTLĐ.

Một sự hạn chế nữa đó là sự can thiệp của Nhà nước trong công tác tiền lương của doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn rất lớn như việc giao đơn giá tiền lương hàng năm cho các doanh nghiệp, xác định mức giá trần, khống chế mức tiền lương bình quân. Điều đó tạo ra sự biến tướng tiền lương tối thiểu dưới nhiều dạng khác nhau nhằm hợp lí hóa thu nhập dẫn đến tỉ lệ phần mềm trong tiền lương của nhiều đơn vị còn quá lớn.

You may like