Các doanh nghiệp trong quá trình thiết lập quan hệ và làm việc với các đối tác Nhật Bản cần chú ý rất nhiều, các Công ty Nhật Bản thường chỉ bắt tay vào hợp tác kinh doanh khi họ đã tìm hiểu rất kỹ về đối tác của mình trên cơ sở xem xét môi trường kinh doanh, tinh thần làm việc giữa các thành viên, sự đồng lòng, đồng sức trong doanh nghiệp, uy tín… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhật Bản thường sẽ gắn bó một cách bền chặt với các đối tác mà họ đã chọn lựa kỹ càng, nên việc thay đổi đối tác là điều rất hiến gặp. Khi các doanh nghiệp đã có được các đối tác Nhật Bản thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể giữ và biến các doanh nghiệp ấy thành đối tác chiến lược. Hiện nay do việc các doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm tới thị trường Việt Nam, tìm kiếm các cơ hội đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam do đó nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhưng lại có các đối tác chính là Nhật Bản, do những đặc thù yêu cầu nên các doanh nghiệp phải xây dựng VHDN và môi trường làm việc mang phong cách Nhật Bản.
– Môi trường đa văn hóa của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau. Để tồn tại trong môi trường kinh doanh phức tạp, đa văn hóa, các doanh nghiệp không thể duy trì VHDN mình giống như những lãnh địa đóng kín mà phải mở cửa và phát triển giao lưu. Việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các doanh nghiệp khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình và ngược lại.
– VHDN Nhật Bản có nhiều điềm để doanh nghiệp Việt Nam học hỏi Sau khi phân tích VHDN Nhật Bản giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai tới nay, một điều dễ nhận thấy là các doanh nghiệp Nhật Bản đã tạo ra được những giá trị văn hóa đáng quý từ những xuất phát điểm rất thấp. Học tập VHDN Nhật Bản là đề tài mà rất nhiều các quốc gia đã nghiên cứu và thử nghiệm áp dụng bởi những tính tích cực, những giá trị mà VHDN Nhật Bản có thể đem lại. Ở Việt Nam hiện nay việc ứng dụng rõ rệt nhất VHDN Nhật Bản được thể hiện trong nhiều các doanh nghiệp ứng dụng 5S vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 5S và Kaizen được coi là những triết lý quan trọng của các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng ISO 9000, ISO 14000… Những doanh nghiệp ứng dụng tiêu biểu có thể kể đến như Công ty Xích líp Đông Anh, các Công ty Việt Nam chuyên phân phối xe của Honda, thủy điện Ialy và thậm chí còn bước đầu được áp dụng tại các cửa khẩu hải quan. Trong đó, Công ty thủy điện Ialy được coi là doanh nghiệp ứng dụng 5S thành công nhất