Chất lượng giáo dục ở Nhật Bản là một điều không thể bàn cãi. Hệ thong giáo dục Nhật Bản được xếp thứ ba thế giới (sau Mỹ và Anh). Nhiều trường đại học ở Nhật Bản đứng thứ 30, 50, 100 của thế giới. Nhật Bản có tới 72,5% học sinh học tới các bậc đại học, cao đẳng , trung học chuyên nghiệp, một con số ngang hàng với các nước phát triển ở Châu Âu.
Giáo dục ở Nhật có tính cạnh tranh rất cao, đặc biệt ở các kỳ thi tuyển sinh đại học, điển hình là các kỳ thi tuyển của hai trường đại học cao cấp Tokyo và Kyoto. Người Nhật Bản luôn coi trọng đến bằng cấp.
Chương trình đánh giá sinh viên của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD hiện xếp Nhật Bản ở vị trí thứ sáu thế giới về kĩ năng và kiến thức của học sinh mười sáu tuổi.
Tỷ lệ người mù chữ ở Nhật Bản bằng không và có 72,5% học sinh theo học lên bậc Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. Theo thống kê năm 2001 thì tỷ lệ học sinh vào đại học ở Nhật Bản là 48,6%, cao thứ 2 thế giới. Tỷ lệ học cấp 3 là 96.9%, do vậy nhiều người có chủ trương đưa giáo dục cấp 3 thành giáo dục bắt buộc.
Nhật Bản với khoảng hơn 1.000 trường Đại học và Cao đẳng, chính phủ Nhật Bản còn chú trọng đầu tư vào hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp, trung học chuyên tu và các trường chuyên môn với mạng lưới dày đặc hơn 3.000 trường.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản hiện nay được biết đến ở “Hệ thống 6 – 3 – 3 – 4″, nghĩa là 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm Đại học được xây dựng trên nền tảng Luật giáo dục cơ bản xây dựng từ năm 1947. Luật quy định giáo dục nghĩa vụ là 9 năm cho nên nhà nước miễn phí tiền học và mua sách giáo khoa và cấp phát miễn phí cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9, giáo dục từ cấp 3 trở lên là không bắt buộc. Còn bậc Đại học, quy định chung là 4 năm, nhưng với những ngành học như y khoa, thú y… thì hệ Đại học có thể kéo dài đến 6 năm, hệ Cao đẳng thì từ 2 đến 3 năm.
Sau khi hết trung học cơ sở, nếu không vào trường trung học phổ thông thì học sinh vẫn có thể chọn lựa trường trung học chuyên tu, chuyên nghiệp để sớm có được kỹ thuật chuyên môn, đây cũng là sự lựa chọn của không ít giới trẻ Nhật Bản.
Để đáp ứng nhu cầu học ở bậc Đại học ngày càng tăng nhanh, kể từ những năm 50 (thế kỷ XX), Ở Nhật Bản đã hình thành các trường Đại học Dân lập. Tuy nhiên từ những năm 1970 trở lại đây, Nhật Bản đã có những chính sách cụ thể để hạn chế sự cạnh tranh hỗn loạn của các loại hình dân lập này, bảo đảm chất lượng của sinh viên đại học khi ra trường.
Ở độ tuổi lên 3, trẻ bước vào giai đoạn vàng của sự phát triển nhận thức và hành vi.…
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi không chỉ giúp bé phát triển toàn diện mà còn tạo nền…
Xây dựng văn hóa công ty là một quá trình dài hạn và đòi hỏi sự tập trung vào nhiều…
Mô hình văn hóa doanh nghiệp không chỉ là yếu tố nội bộ giúp quản lý nhân sự và phát…
Việc xem xét học phí trường mầm non quốc tế cho con là một quyết định quan trọng và có…
Trường mầm non song ngữ Thủ Đức đã nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình…