Nông nghiệp: khi ra nhập WTO, do sức cạnh tranh giữa sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu và sản phẩm nông nghiệp sản xuất trong nước dẫn đến hạ giá thành sản phẩm. Điều đó sẽ có lợi cho người tiêu dùng nhưng sẽ giảm thu nhập của lao động nông nghiệp. Điều đáng lưu ý là đại bộ phận lao động nữ nghèo đang sống ở vùng nông thôn và đang làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Do vậy, việc làm và thu nhập của một bộ phận lao động nữ đang tham gia sản xuất nông nghiệp. Do vậy, việc làm và thu nhập của một bộ phận lao động nữ đang tham gia sản xuất các sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ trước đây hoặc các sản phẩm không có lợi thế cạnh tranh sẽ có nguy cơ giảm sút.
Dệt-may: Trước mắt sẽ có nhiều cơ hội mở rộng việc làm cho lao động nữ, tuy nhiên đang xuất hiện những nguy cơ, thách thức mới do hàng rào phi thuế quan (chính sách chống bán phá giá, chế độ theo dõi đặc biệt,…) của các nước nhập khẩu.
Dịch vụ: gia nhập WTO cũng là cơ hội để phát triển dịch vụ, đồng thời cũng là cơ hội tăng việc làm cho lao động nữ vì tỷ lệ lao động nữ trong hầu hết các ngành dịch vụ đều cao hơn nam giới (du lịch, công nghệ thông tin, y tế và giáo dục). Sự phát triển nhanh chóng của ngành dịch vụ ở nhiều nước đang phát triển như Tanzania, Maldives, Nepal và Uganda đã tạo thêm được rất nhiều việc làm mới cho lao động nữ ở cả khu vực kết cấu và phi kết cấu. Ở Philippin, rất nhiều phụ nữ tìm được việc làm ở nước ngoài trong lĩnh vực y tế. Rất nhiều phụ nữ ở châu Á đã tìm được việc làm mới trong lĩnh vực dịch vụ ở cả trong nước và ngoài nước, đặc biệt trong ngành giúp việc gia đình và dịch vụ giải trí. Ở ngành dịch vụ công nghệ cao như công nghệ thông tin, viễn thông, công nghiệp phần mềm cũng tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 40% đến 70% lao động nữ làm việc trong lĩnh vực phân tích và xử lý dữ liệu ở Ấn Độ và 20% lao động có trình độ làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm ở các nước Châu Á và Châu Mỹ La tinh là lao động nữ.
Mặc dù lao động nữ chiếm tỷ trọng khá cao trong nhiều ngành dịch vụ, tuy nhiên, một phần lớn trong số này đảm nhận các công việc có tiền lương thấp, bán thời gian, việc làm tạm thời. Rất ít lao động nữ có vị trí quản lý hoặc các vị trí cao cấp như trong ngành này. Điều quan trọng là cần tăng cường đào tạo cho lao động nữ trong ngành dịch vụ để họ có cơ hội lớn đảm nhận các công việc có chất lượng hơn trong lĩnh vực dịch vụ.
Theo một nghiên cứu khác của UNDP, UNIFEM, phụ nữ được coi là một bộ phận chủ yếu của lực lượng lao động dich vụ. Tuy nhiên, khu vực dịch vụ lại có quy mô nhỏ, hẹp và không chính thức. Việc làm cho lao động nữ trong lĩnh vực này cũng thường không ổn định, tạm thời với tiền lương thấp và ít được hưởng lợi ích từ chế độ ưu đãi và phúc lợi xã hội.
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo chủ đề “Phát triển kỹ năng: Chuẩn bị lực lượng lao động cho một nền kinh tế hiện đại ở Việt Nam”, trong đó chỉ những điểm yếu về thiếu kỹ năng của người lao động Việt đã không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.
Báo cáo chỉ ra 3 kỹ năng quan trọng nhất mà người sử dụng lao động ở Việt Nam đang cần, gồm: Nhận thức (kỹ năng tư duy sáng tạo và phê phán, khả năng trình bày, tính toán, giải quyết vấn đề, khả năng ghi nhớ và tốc độ tư duy); hành vi (là những kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội, kỹ năng sống và đặc điểm tính cách); kỹ thuật (là các kỹ năng liên quan đến một nghề cụ thể).
Còn bạn thì sao? Bạn có đủ kĩ năng để thuyết phục nhà tuyển dụng nhân sự chọn bạn vào vị trí bạn apply? Chia sẻ với chúng tôi tại VieclamBank.com – chuyên trang tuyển dụng và đưa tin tuyển dụng mới nhất năm 2014 nhé www.vieclambank.com/tuyen-dung/nganh-nghe/nhan-su.html
.
Theo đánh giá của Sở Công thương, nhìn chung các ngành hàng xuất khẩu đều có mức tăng trưởng khá đều, thị trường không còn diễn biến phức tạp mà đang dần ổn định. Ông Phan Văn Dân, Trưởng phòng Kế hoạch Sở Công thương, nhận xét: “Theo dõi 4 tháng đầu năm cho thấy tình hình xuất khẩu ở các thị trường tương đối ổn định, nhiều thị trường đã có dấu hiệu tăng trưởng, tuy mức tăng chưa mạnh”. Trong 21 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh, chỉ có 6 mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm ngoái, còn lại 15 mặt hàng tăng trưởng bằng và cao hơn so với cùng kỳ.
Hiệp hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai phân tích, ngoài việc các DN xuất khẩu giữ được ổn định ở các thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU thì việc khai thác các thị trường tiềm năng như khu vực Đông Âu, Nam Mỹ và vùng Trung Đông đang được các DN làm khá tốt. “Những năm kinh tế tốt, DN thường ngại khai thác các thị trường này phần do khoảng cách địa lý xa, một phần do lạ. Nhưng khi các thị trường xuất khẩu truyền thống bị giảm sút, các DN mới đẩy mạnh việc khai thác thị trường mới. Để bán được hàng vào một thị trường mới, DN phải mất khá nhiều thời gian” – ông Nguyễn Tiến Chương, Chủ tịch Hiệp hội Xuất nhập khẩu Đồng Nai chia sẻ.
Câp nhật thông tin về tình hình kinh tế, xã hội, việc làm tại Đồng Nai tại VieclamBank và TBS VN.
.
Ở độ tuổi lên 3, trẻ bước vào giai đoạn vàng của sự phát triển nhận thức và hành vi.…
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi không chỉ giúp bé phát triển toàn diện mà còn tạo nền…
Xây dựng văn hóa công ty là một quá trình dài hạn và đòi hỏi sự tập trung vào nhiều…
Mô hình văn hóa doanh nghiệp không chỉ là yếu tố nội bộ giúp quản lý nhân sự và phát…
Việc xem xét học phí trường mầm non quốc tế cho con là một quyết định quan trọng và có…
Trường mầm non song ngữ Thủ Đức đã nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình…