Tầm quan trọng của xuất khẩu lao động

Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam là tương đối nghiêm trọng, trong bối cảnh ngân sách Nhà nước chưa được dự trù để trợ cấp cho người thất nghiệp, khả năng đầu tư tạo việc làm lại phụ thuộc chủ yếu vào các việc thu hút FDI. Vậy Việt Nam sẽ lựa chọn phương cách nào để giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề việc làm trong tương lai?
Chương trình việc làm quốc gia được hình thành trên cơ sở xây dựng một hệ thống các chương trình việc làm trong một số lĩnh vực có khả năng  thu hút nhiều lao động, mở rộng và phát triển các ngành nghề truyền thống, cải tiến, sửa đổi, để luật đầu tư nước ngoài được hấp dẫn hơn, cùng với việc giải quyết việc làm trong nước là chính công tác xuất khẩu lao động cũng được Chính phủ đặc biệt  quan tâm. Tại hội nghị toàn quốc về công tác XKLĐ tháng 6/2000 Thủ tướng Phạm Văn Khải đã nhấn mạnh: “chúng ta xác định cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, XKLĐ và chuyên gia là một chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài”. Bộ chính trị đã ban hành Chỉ thị số 41 – CT/T.Ư ngày 22 – 9 -1998 về XKLĐ và chuyên gia, trong đó nêu rõ: “XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động kinh tế- xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước”. Chủ trương này đã được cụ thể hoá trong Nghị định số 152/1999/NĐ – CP ngày 20-9-1999 của Chính phủ quy định việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
    XKLĐ và chuyên gia đối với chúng ta là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng, vì:
    – Góp phần giải quyết việc làm, đồng thời qua đó phát triển nguồn nhân lực và tạo động lực lâu dài cho công cuộc phát triển đất nước. Lao động và chuyên gia làm việc ở nước ngoài có điều kiện nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp, khi kết thúc hợp đồng trở về nước sẽ bổ sung đội ngũ lao động kỹ thuật mà nước ta đang thiếu và tích luỹ được số vốn có thể đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước.
    – Tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, gần đây hàng năm người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước hơn 1 tỷ đô la Mỹ. Đó là một nguồn thu lớn đối với nước ta. Hiện nay nền kinh tế nước ta mới có một số ít ngành sản xuất đạt trên 1 tỷ đô- la Mỹ mỗi năm. Số tiền do lao động và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài gửi về là một nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước, cải thiện đáng kể đời sống của gia đình những người đi XKLĐ và góp phần tạo thêm việc làm cho nhiều người khác ở trong nước. Nếu ta XKLĐ và chuyên gia nhiều hơn nữa thì hiệu quả kinh tế sẽ rất lớn.     
    – Qua thời gian sống và làm việc với nhân dân nước nhận lao động, người lao động của ta cũng làm cho nhân dân bạn hiểu biết thêm về đất nước và con người Việt Nam, góp phần làm công tác “ngoại giao nhân dân”, tăng cường quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước.
    Thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh XKLĐ Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc ban hành chính sách và trong công tác điều hành công việc này. Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cùng nhiều bộ, ngành liên quan đã góp nhiều giải pháp giúp Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh công tác XKLĐ và chuyên gia. Chính nhờ những nỗ lực đó mà chúng ta đã thu được những kết quả quan trọng bước đầu, tạo đà cho sự phát triển tiếp theo.

Những điều nên tránh khi phỏng vấn xin việc

Không ít sinh viên khi xin việc làm tại Hải Phòng không hiểu vị trí công việc được giao cần làm gì, họ chỉ tìm hiểu qua văn tự. Nếu chỉ hiểu qua mặt chữ thông thường rất có thể bạn sẽ bỏ qua cơ hội tốt. Hãy gọi điện đến công ty bạn dự định nộp hồ sơ và yêu cầu được tư vấn tỉ mỉ về vị trí công việc bạn muốn làm.

Không muốn bắt đầu từ việc vặt

Sinh viên tốt nghiệp khi mới bước chân vào xã hội, công ty rất khó để có được ngay một vị trí nhất định. Một số công ty còn quy định, tất cả nhân viên mới đều cần được đào tạo học việc một năm, nhiều sinh viên vì không tình nguyện chấp nhận đã làm mất đi một công việc tốt.

Thiếu khả năng làm việc độc lập

Nhiều sinh viên do quá áp đặt lý thuyết sách vở vào công việc, thiếu kinh nghiệm xã hội, thiếu chính khiến và khả năng độc lập. Nếu bạn đã vượt qua mọi điều kiện trong vòng thi viết, khi tham gia phỏng vấn vẫn cần sự trợ giúp từ cha mẹ hãy coi chừng, bởi phần lớn nhà tuyển dụng rất phản cảm với hành vi này! Tiền đề khi bạn xin việc là cần chứng tỏ bạn là người độc lập, có khả năng phán đoán và trách nhiệm với bản thân.

Ngoài ra hãy truy cập vào các trang trực tuyến như VieclamBank để xem các công việc ở Nhật Bản, Hải Phòng, Bắc Ninh, và yêu cầu công việc và rèn luyện thêm kĩ năng xin việc.

.

Admin

Comments are closed.

Recent Posts

  • Giáo dục

5 kỹ năng quan trọng trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi: Hướng dẫn dễ hiểu cho phụ huynh

Ở độ tuổi lên 3, trẻ bước vào giai đoạn vàng của sự phát triển nhận thức và hành vi.…

2 days ago
  • Giáo dục

Những kỹ năng phù hợp khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi không chỉ giúp bé phát triển toàn diện mà còn tạo nền…

1 week ago
  • Giáo dục

Những yếu tố cần được tập trung khi bắt đầu xây dựng văn hóa công ty

Xây dựng văn hóa công ty là một quá trình dài hạn và đòi hỏi sự tập trung vào nhiều…

3 weeks ago
  • Giáo dục

Tác động của mô hình văn hóa doanh nghiệp đối với thương hiệu và khách hàng

Mô hình văn hóa doanh nghiệp không chỉ là yếu tố nội bộ giúp quản lý nhân sự và phát…

1 month ago
  • Giáo dục

Những lý do ba mẹ nên đầu tư vào học phí trường mầm non quốc tế

Việc xem xét học phí trường mầm non quốc tế cho con là một quyết định quan trọng và có…

1 month ago

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức có gì khiến ba mẹ yêu thích tới vậy

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức đã nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình…

1 month ago