Du học Việc Làm Trong Nước

Thế nào là quyền tự do kinh doanh và quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì quyền tự do kinh doạh có vai trò rất quan trọng để phát triển một nền kinh tế thị trường thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Thì ngay những năm đầu của quá trình đổi mới ta đã rất chú trọng, đặc biệt vấn đề này đã được nhà nước cụ thể hoá trong hiến pháp 92, Điều 57 “ Công dân có quyền tự do phát triển kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Qua điều này ta thấy đây là 1 quyền của con người, hơn nữa là một quyền cơ bản quyền ghi trong hiến pháp. Theo Bộ luật Dân sự Việt nam- 1995 thì quyền là mức độ, phạm vi được phép xử sự của chủ thể và được nhà nước bảo vệ do vậy quyền có thể là một khả năng xử sự của một chủ thể đó có nhữnh cách xử sự nhất định hoặc yêu cầu một người có chung cách xử sự nhất định đối với mình. “Kinh doanh” theo luật doanh nghiệp thì đó là việc thực hiện một , một số, hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy có thể hiểu quyền tự do kinh doanh là quyền cơ bản của những người kinh doanh được hiểu là bất cứ một công dân khi có đủ điều kiện có thể được kinh doanh không có một cơ quan tổ chức hay cá nhân nào có quyền ngăn cấm hoặc hạn chế quyền kinh doanh của họ. Công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng không có nghĩa là vô chính phủ, vô tổ chức mà phải trong khuôn khổ pháp luật, trong sự tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác có như vậy mới thực sự phát huy được những ưu thế của tự do kinh doanh.
Quyền tự do kinh doanh được thể hiện trước hết ở quyền được thành lập doanh nghiệp. Mọi người thì có đủ điều kiện muốn kinh doanh họ sẽ được quyền thành lập doanh nghiệp không ai có quyền ngăn cấm hoặc cản trở.
Cùng với việc đó quyền thành lập doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp cũng có quyền lựa chọn hình thức đầu tư, nghĩa là họ có thể được thành lập nhưng loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện sở thích của họ.
Chủ doanh nghiệp có quyền tự do trong việc đặt tên và tổ chức quản lý phù hợp với loại hình doanh nghiệp đã lựa chọn Chủ doanh nghiệp cũng có quyền tự do hưởng những thành quả lao động do hoạt động kinh doanh của mình đem lại.
Chủ doanh nghiệp khi không muốn kinh doanh nữa có quyền bán doanh nghiệp hoặc cho giải thể doanh nghiệp.
         Các doanh  nghiệp cũng có quyền bình đẳng trước pháp luật đây là một vấn đề thể hiện quyền tự do kinh doanh. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tham gia vào các quan hệ kinh tế chỉ có sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp mới đảm bảo cho mối quan hệ này để thực hiện có hiệu quả.
Quyền bình đẳng của các doanh nghiệp trước hết thể hiện ngay trong việc thành lập, khi thành lập đều theo quy định chung.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp đương nhiên phải quan hệ với nhau, các bên phải tự nguyện bình đẳng, có lỗi các doanh nghiệp cùng phải có nghĩa vụ như nhau đối với nhà nước.
Trong những quyền của tự do kinh doanh, thì có quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh có tầm quan trọng lớnở việt nam hiện nay.Chủ doanh nghiệp có quyền chọn ngành nghề nào là do họ quyết định không ai ép buộc được họ phải kinh doanh những ngành trái với ý muốn của họ. những chủ đầu tư khi đầu tư có những điều kiện riêng của mình do vậy việc lựa chọn ngành nghề phù hợp đảm bảo cho công việc làm ăn được thuận lợi hơn. Tuy nhiên trong thực tế do yêu cầu cụ thể của từng ngành nghề nên một số ngành nghê nhà nước đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định khi kinh doanh để đảm bảo cho những mục tiêu của nhà nước.

Những câu hỏi thường gặp khi tuyển dụng nhân sự kế toán.

Những câu hỏi thường gặp khi tuyển dụng nhân sự kế toán.

1. Bạn hãy cho biết tại sao Bạn theo nghề kế toán?
2. Bạn hiểu mục đích của công việc của kế toán là thế nào?
3. Bạn có những tố chất nào phù hợp với công việc kế toán?
4. Nghề kế toán có những điểm nào làm cho Bạn thích và Bạn không hài lòng?
5. Bạn sẽ theo nghiệp kế toán bao lâu?
6. Nghề kế toán có điều gì giúp Bạn trong cuộc sống không?
7. Bạn là Sinh viên kế toán mới ra trường, Bạn làm thế nào để thuyết phục Chúng tôi là Bạn ó thể làm tốt công việc đó?
8. Bạn là kế toán mới ra trường, lý thuyết đối với Bạn vẫn còn nóng hổi, vậy Bạn hãy nói về lý thuyết cho công việc bạn dự tuyển?
9. Bạn hãy cho chúng tôi biết tầm quan trọng của công tác kế toán?
10. Bạn hãy cho chúng tôi biết vai trò và chức năng của công tác kế toán?
11. Bạn dụ tuyển vào vị trí kế toán trưởng vậy Bạn có biết soạn thảo quy chế kế toán không ? Mục đich của quy chế này là gì ? Có cần thiết để có quy chế không?
12. Những tố chất nào mà người kế toán cần phải có? Để làm gì?
13. Bạn đã có kinh nghiệm về kế toán, vậy những kinh nghiệm đó thuộc phần hành nào?
14. Nếu số liệu do Bạn làm sai có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh lời, lỗ của Công ty thì Bạn chịu trách nhiệm như thế nào?
15. Bạn là kế toán kho, vậy nếu số liệu của Bạn không trùng khớp với số liệu của thủ kho thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
16. Bạn là kế toán tiền mặt, vậy nếu số liệu của Bạn không trùng khớp với số liệu của thủ quỹ thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
17. Bạn là Kế toán thuế, nếu Bạn làm sai kéo theo việc Công ty phải đóng thuế GTGT của tháng đó thì bạn sẽ xử lý thế nào?
18. Bạn dự tuyển vào vị trí kế toán bán hàng, vậy theo nghiệp vụ kế toán Bạn biết làm những gì ? bạn cần loại chứng từ, hóa đơn nào, các tài khoản nào .

You may like