Khái niệm: Là khả năng thực hiện một nhiệm vụ hay công việc quan sát theo một mục tiêu xác định trên cơ sở những tri thức, kỹ năng, thái độ có liên quan và theo một quy trình và hệ tiêu chuẩn nhất định.
Vai trò: o Trong công tác kiểm định, kỹ năng quan sát được sử dụng rất phổ biến khi đoàn (đánh giá ngoài) đến CSDN để thu thập thông tin. Cùng với nhiều kỹ năng khác, kỹ năng quan sát giúp kiểm định viên: Thu thập được những nhận định cụ thể, khách quan nhằm đánh giá công tác tự kiểm định của CSDN; Đối chiếu các thông tin, sự kiện quan sát với dữ liệu tự kiểm định nhằm nâng cao độ tin cậy của các kết quả của quá trình kiểm định chất lượng dạy nghề. Thu thập bổ sung những thông tin và sự kiện để minh chứng một số vấn đề nẩy sinh trong quá trình kiểm định chất lượng CSDN (Đó có thể là những mặt đạt được của CSDN nhưng khi tự kiểm định CSDN chưa nhận ra được). Cung cấp thông tin định tính để bổ sung cho các thông tin định lượng trong điều tra thu thập minh chứng để đánh giá các tiêu chuẩn. o Kiểm định viên nếu nắm vững kỹ năng quan sát sẽ: Phối hợp cùng các kỹ năng khác như kỹ năng thu thập minh chứng, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng xây dựng sự tự tin…. trong quá trình kiểm định CSDN để đạt kết quả tốt nhất. Có những nhận định chính xác để thực hiện công tác kiểm định trung thực, khách quan hơn.
Ví dụ thực tiễn:
o Quan sát cách bố trí mặt bằng kiến trúc của nhà trường;
o Quan sát cơ sở vật chất, tiện nghi phục vụ học tập cho học sinh – sinh viên (thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng máy tính, hiệu sách, khu vui chơi – giải trí, ký túc xá và các dịch vụ khác…); o Quan sát hoạt động của đội ngũ giảng viên và cán bộ của nhà trường; o Quan sát hoạt động của các lớp học lý thuyết và xưởng thực hành; o Quan sát về sự tương tác giữa mọi người trong trường; văn hóa nhà trường và cơ chế nâng cao chất lượng hiện có của nhà trường.
Ưu điểm: o Không cần dựa vào nhân chứng vì họ có thể không nhớ hết hoặc chính xác được các chi tiết. Quan sát là cách tốt để xác minh tuyên bố của một người nào đó vì tự mình thấy thì sẽ biết tuyên bố đó có đúng hay không. Nếu trực tiếp ở hiện trường xảy ra sự kiện có thể lấy được những chi tiết thuyết phục; o Quan sát trực tiếp giúp kiểm định viên hiểu hơn về sự kiện, một vấn đề hay một con người. CSDN khi đã đưa ra những minh chứng cho một số tiêu chí kiểm định có liên quan đến đơn vị của mình, Kiểm định viên cần quan sát trực tiếp toàn bộ các minh chứng đó. o Khi nói chuyện với mọi người, hãy quan sát phản ứng của họ: Họ có nhìn đi chỗ khác khi bạn hỏi những câu hỏi nhạy cảm không? Quan sát xung quanh họ: Bàn làm việc bừa bãi hay ngăn nắp; trên tường treo loại tranh gì? o Tất cả những điều này càng được quan sát cụ thể thì càng giúp Kiểm định viên có được những nhận định khách quan trong quá trình đánh kiểm định. Người kiểm định viên giỏi không chỉ nói cho chúng ta biết là anh ta quan sát thấy cái gì mà quan trọng là thứ anh ta quan sát được có thể giúp anh ta đánh giá chính xác những minh chứng mà CSDN đã đưa ra.
Nhượt điểm: Đôi khi quan sát cũng mang tính mập mờ không chính xác, không phải tất cả các sự vật, hiện tượng được quan sát thấy đều trở thành các thông tin trong kiểm định mà phải biết lựa chọn những sự kiện, trên cơ sở mục tiêu quan sát xác định. Vì không phải tất cả mọi chi tiết quan sát thấy đều liên quan đến những yếu tố minh chứng cần thiết trong quá trình kiểm định.