Du học Việc Làm Nước Ngoài

Dân số và vấn đề tỷ lệ tăng dân số hợp lý cũng là điều kiện để giải quyết việc làm cho người lao động

Khi nhắc đến dân số, người ta thường nghĩ ngay đến chuyện ngăn ngừa nhịp độ tăng sinh sản, chú ý đến giảm tỷ lệ sinh đến mức thấp nhất. Trên thực tế, không hẳn như vậy. Chẳng hạn, trên một số vùng miền núi xa xôi, hẻo lánh, có những dân tộc, số dân hiện nay chỉ còn tính hàng trăm. Như vậy, ở những vùng này chúng ta có đặt vấn đề giảm tỷ lệ sinh đẻ không? Sự thực dân số là một vấn đề nằm trong yếu tố tự nhiên nhưng lại liên quan rất lớn đến quá trình phát triển xã hội. Nó là quá trình thường xuyên, liên tục tái sản xuất ra con người và cuộc sống con người với tính cách là những cá thể xã hội mang những nhu cầu và đòi hỏi vốn có, là quá trình trân trọng, giữ gìn và nâng cao nòi giống. Vấn đề đặt ra ở đây là cần hướng tới việc bảo tồn tính cân bằng, ổn định bên trong của sự phát triển dân số. Tính ổn định đó chịu sự chi phối của hàng loạt điều kiện, không loại trừ điều kiện nào: trình độ phát triển sản xuất, mức độ tăng trưởng kinh tế, tính chất các quan hệ xã hội, pháp luật, chuẩn mực đạo đức truyền thống, định hướng giá trị, các yếu tố văn hóa (dân trí, thẩm mỹ, truyền thông, giáo dục, y tế…), việc kết hợp tâm lý dân tộc và xu hướng thời đại v.v…

Dân số, lao động và việc làm là những vấn đề có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mức gia tăng dân số càng nhanh thì nguồn lao động trong tương lai tăng cũng càng nhanh, đồng thời nó sẽ tạo áp lực lớn đến giải quyết việc làm dưới nhiều chiều cạnh khác nhau. Gia tăng dân số nhanh sẽ buộc xã hội phải chi tiêu nhiều hơn cho các mục đích tiêu dùng, ít đầu tư cho sản xuất, phát triển, nhất là cho phát triển nguồn nhân lực. Quy mô nguồn lao động lớn, cơ hộiviệc làm ở nông thôn ít, dẫn đến tình trạng di dân từ nông thôn ra đô thị vìmục đíchmưu sinh kiếm sống. Thành phần phổ biến trong hiện tượng thường là laođộngtrẻ, khỏe có vốn kiến thức khá nhất ở khu vực nông thôn. Hậu quả là nông thôn bị mất đi nguồn lao động có sức khỏe, có khả năng tiếp thu nhữngtri thức mới cần thiết cho sự nghiệp CNH, HĐH nông thôn. Nhưng tại đô thị,bộ phận lao động này cũng khó cạnh tranh để có thể có việc làm trong khu vựckinh tế hiện đại mà chỉ chủ yếu gia nhập khu vực phi kết cấu. Việc sử dụng nguồnnhân lực bị lãng phí. Đó là chưa kể đến số di dân mùa vụ, hình thành các chợ lao động, làm phức tạp cho công tác quản lý đô thị, làm gia tăng tệ nạn xã hội.

Gia tăng dân số nhanh khiến cho việc phân bố dân cư bất hợp lý, không gắn lao động với đất đai, tài nguyên, đối tượng lao động, với cơ sở vật chất, kỹ thuật khiến cho tạo việc làm khó khăn, thất nghiệp và thiếu việc làm cao.

Dân số tăng nhanh sẽ làm cho đất nước khó khăn trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đầu tư vào lớp trẻ ít, chất lượng trong tương lai của nguồn lao động thấp. Khó có khả năng đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng của những người trong tuổi lao động. Kinh nghiệm và tri thức của người lao động cao tuổi cũng khó được phát huy bởi phải nhường chỗ cho lớp trẻ. Đất nước luôn ở tình trạng các giải pháp tình thế để giải quyết lao động dôi dư, mà cho về nghỉ trước tuổi luôn là giải pháp đầu tiên được nghĩ đến.

You may like