Nhìn chung, sau 3 năm, hoạt động của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước đều ổn định, tăng trưởng cao, đáp ứng được yêu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh của các Doanh nghiệp và tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu về than, điện, xăng dầu, hàng dệt may…Thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về ổn định giá cả, góp phần tích cực và quan trọng vào nhiệm vụ chống lạm phát, ổn định phát triển kinh tế xã hội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm dầu và hoá dầu đạt hiệu quả cao, góp phần kiềm chế lạm phát, giữ bình ổn giá, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như phân đạm, khí hoá lỏng, điện… Tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam đảm bảo cung ứng đủ than cho nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt, góp phần bình ổn giá cả. Tập đoàn Dệt may đã giữ vững vai trò đầu tàu trong ngành, chỉ chiếm 7% lao động nhưng nắm tới 20% kim ngạch xuất khẩu của ngành, giữ vai trò chủ lực trong việc mở thị trường mới, mặt hàng xuất khẩu mới, đàm phán các hiệp định đa phương về hàng dệt may với nước ngoài, đầu tư vào khâu sản xuất vật liệu ban đầu, góp phần hạ thấp tỷ lệ nhập khẩu vải từ 80% xuống 60%, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá trong ngành dệt may… Các Tập đoàn kinh tế đã đóng vai trò lực lượng chủ công của nền kinh tế, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội, làm tốt vai trò là thành phần chủ lực trong bình ổn thị trường, năng lực sản xuất, trình độ công nghệ, kỹ thuật, nguồn nhân lực đều tăng.
Những Tập đoàn kinh tế Việt Nam không những đầu tư trong nước mà đã bước đầu vươn ra thị trường nước ngoài, góp phần giải quyết các vấn đề về năng lượng, trong tương lai sẽ giảm bớt việc nhập khẩu nguyên liệu. Đặc biệt, các Tập đoàn có vai trò to lớn trong đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào công tác an sinh xã hội, đi đầu trong các chương trình từ thiện. Hạn chế: Mặc dù đã có những bước thành công nhất định, nhưng trong quá trình hình thành và phát triển các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam cũng đã nảy sinh không ít bất cập. Hiệu quả sử dụng vốn ở các Tập đoàn được đánh giá là thấp hơn so với khu vực tư nhân vì cơ chế bám vào nguồn ngân sách Nhà nước, nếu có thua lỗ, mất khả năng trả nợ hay tham nhũng thì ngân sách Nhà nước cũng sẽ gánh hết.
Những vụ đổ bể như vậy vẫn thường xảy ra và được báo chí phản ánh thường xuyên. Quản trị điều hành kém vì cơ chế xin cho, mệnh lệnh một chiều giữa Tập đoàn mẹ và các công ty thành viên. Mọi chiến lược, chỉ tiêu kinh doanh, bố trí nhân sự điều hành cao cấp đều phải trình và chờ ý kiến phê duyệt của Tập đoàn dẫn đến hiệu quả kém trong quản lý, chảy máu chất xám những nhân sự giỏi. Sự chi phối độc quyền hoặc những lợi thế lớn về tài sản của một số Tập đoàn Nhà nước trong những lĩnh vực thiết yếu đã và đang triệt tiêu cạnh tranh lành mạnh, kìm hãm sự phát triển của ngành và người tiêu dùng luôn phải gánh chịu những thiệt hại mà vẫn phải sử dụng vì không còn cách nào khác. Nếu thời gian qua Chính phủ không thực thi các biện pháp mạnh cắt giảm hàng chục ngàn tỷ đồng những khoản đầu tư kém hiệu quả và chi tiêu lãng phí của khối kinh tế quốc doanh vốn chiếm hơn 50% vốn đầu tư toàn xã hội thì việc kiểm soát lạm phát khó mà đạt được kết quả tốt.
Những loại hình phỏng vấn phổ biến nhất
Phỏng vấn là quá trình giao tiếp bằng lời giữa người tuyển dụng và người xin việc. Đây là một trong những phương pháp thu thập thông tin cho việc ra quyết định tuyển dụng nhân sự, dù là bạn có ứng tuyển xin việc làm tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ,…hay công ty trong nước thì việc tiếp xúc với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát hơn về công ty. Sau đây, TBSVN giới thiệu đến các bạn một số loại hình phỏng vấn phổ biến để bạn tham khảo nhé:
+ Phỏng vấn theo mẫu: hình thức này phỏng vấn theo mẫu công ty có sẵn
+ Phỏng vấn theo tình huống: yêu cầu ứng viên trả lời về cách ứng xử hay cách thực hiện.
+ Phỏng vấn căng thẳng: là hình thức phỏng vấn mà trong đó người phỏng vấn đưa ra các câu hỏi có tính chất nặng nề, mang nhiều nét của sự cật vấn hoặc cường độ hỏi dồn dập.
+ Phỏng vấn theo nhóm: một người hỏi cùng lúc đối với nhiều người
+ Phỏng vấn hội đồng: là hình thức phỏng vấn của nhiều người đối với một ứng viên.
+ Phỏng vấn gây sốc: hình thức này mới lạ không phải lúc nào cũng áp dụng được, chỉ thích hợp với những ngành phải chịu áp lực cao có liên quan đến dịch vụ, chăm sóc khách hàng.
Nhiều việc làm đang được tuyển dụng tại TBSVN, nhanh tay đăng ký tại website: www.tbsvn.com.vn hoặc liên hệ Ms Trúc, email: [email protected], Tel: 08.62914.681 / 684 để biết thêm chi tiết.
.