Chính sách tự do hóa thương mại đã mang lại sự phát triển thần kỳ cho Nhật Bản . Dựa vào việc ký kết FTAs với các đối tác kinh tế , Nhật Bản được hưởng lợi từ sự tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế khác, nhất là tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mặt khác, với sự kiểm soát tài nguyên của nhiều nước như đã kể trên làm lợi thêm về kinh tế, Nhật Bản thực sự phát huy được tầm ảnh hưởng, tỏ rõ tầm quan trọng của chính phủ đương nhiệm. Có thể nói, để có được những thành công trên, chính sách thương mại của Nhật Bản đã đi đúng hướng. Tất nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, chính sách tự do hóa thương mại được ưu tiên đối với mỗi quốc gia nhưng việc tự do hóa như thế nào cho phù hợp thì không phải quốc gia nào cũng thực hiện được. Nhật Bản tự do hóa đúng mức phù hợp với đặc điểm, điều kiện, nội lực trong nước và xu thế toàn cầu. Hãy thử phân tích, nếu như Nhật Bản vẫn đơn phương theo đuổi chính sách thương mại đa phương, Nhật Bản sẽ bị cô đơn và gặp nhiều bất lợi.
Hơn nữa, Nhật Bản có thể thực hiện những cuộc cải cách cơ cấu triệt để nhờ Hiệp định thương mại tự do FTA, FTA sẽ thúc đẩy các cuộc cải cách thương mại đạt triển vọng nhanh hơn Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mặt khác, trong nước, các công ty Nhật Bản thực sự cảm thấy thua thiệt do FTA của các nền kinh tế khác. Trung Quốc quyết định đàm phán FTA với ASEAN năm 2001, Nhật Bản quan tâm hơn đến FTA nếu không muốn thua thiệt về lợi ích kinh tế cũng như vai trò ảnh hưởng trong khu vực Đông Á. Nhật thân Mỹ, Mỹ lại đang theo đuổi chính sách theo hai gọng kìm của Mỹ (vừa tăng cường hợp tác kinh tế khu vực và thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương) Bên cạnh đó, để ký kết những hiệp định mậu dịch tự do khu vực, Nhật Bản đã áp dụng các tiêu chuẩn về nhân tố kinh tế, địa lý, chính trị… để lựa chọn đối tác FTA của mình chứng tỏ sự thân trọng ,kỹ lưỡng trong chính sách nhằm tối đa hóa lợi ích của mình một cách thuận lợi nhất.