ICT hay còn hiểu là Công nghệ thông tin và truyền thông là một một môn học trong chương trình giáo dục mầm non được nhiều cơ sở mầm non giảng dạy. Thông qua ICT, trẻ mầm non sẽ phát triển những kỹ năng nào hãy cùng VAS tìm hiểu nhé!
Sự bùng nổ công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc giúp cho bé biết vận dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại trong học tập là việc làm hết sức cần thiết.
>>>Xem thêm: Cập nhật học phí trường mầm non quốc tế Việt Úc
Để giúp trẻ hòa nhập với nền tri thức mở, ngay từ bậc mầm non, trẻ cần được làm quen với các phần mềm căn bản của máy tính, sử dụng bàn phím và nhận diện các con số, hình dạng, chữ cái, tập vẽ tranh… qua các hoạt động vui học. Nhờ ICT, bé có hứng thú với việc học hơn và khả năng phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, toán học, công nghệ, nhận thức của bé cũng hơn hẳn so với phương pháp giáo dục truyền thống.
ICT với khả năng đọc viết
Trong giáo dục mầm non, nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng những hoạt động giáo dục được thiết kế bài giảng số phù hợp có thể trở thành công cụ giảng dạy quan trọng và có hiệu quả đặc biệt là hình thành kỹ năng đọc viết sớm ở trẻ. Sách điện tử (e-book) là một trong những ứng dụng thành công của ICT vào việc giảng dạy cho trẻ.
Theo các nhà khoa học, sách điện tử giúp bé học từ mới nhanh hơn, đọc các cụm từ chính xác hơn vì độ tương tác cao và có nhiều hiệu ứng. Thông thường các ebook dành cho lứa tuổi mầm non sẽ là những câu chuyện bằng hình ảnh rất ít chữ và các câu đố về từ vựng xuất hiện trong truyện. Với những câu chuyện này, cô giáo hoặc bố mẹ có thể cùng bé tự phát triển nội dung, tình tiết thông qua các bức hình. Và những câu đố hình ảnh giúp bé nhớ rõ hơn từ vựng mà mình được học thông qua câu chuyện.
Ngoài ra, những cuốn sách song ngữ điện tử cho bé cũng giúp bé học ngoại ngữ rất hiệu quả.
ICT và toán học
Ai cũng biết rằng, 6 năm đầu đời là quãng thời gian quan trọng của một đứa trẻ. Từ một trang giấy trắng lúc mới sinh ra, thông qua những trải nghiệm, học tập trẻ sẽ hình thành nên một hệ thống kho tàng kiến thức của riêng mình trong đó lĩnh vực toán học. Toán học ở trẻ mầm non chỉ là những bài học vỡ lòng với cách nhận biết các con số, đếm số và làm các phép tính đơn giản. Với môn học Công nghệ thông tin và truyền thông, các con tiếp cận toán học ở những khía cạnh các khái niệm hình học không gian, con số và khái niệm định lượng.
Với việc ứng dụng công nghệ, bé không còn phải học toán một cách khô khan và căng thẳng nữa. Thông qua cách vừa học vừa trên trên các thiết bị công nghệ, trẻ có khả năng ghi nhớ nhanh và lâu hơn, kích thích tư duy, sáng tạo và sự tự tin. Các bài học, phép tính sẽ đi từ cơ bản đến nâng cao giúp bé phát triển trí thông minh, logic, khoa học.
ICT kích thích khả năng sáng tạo
Năng lực của trẻ không phụ thuộc vào chủng tộc người – không phải bẩm sinh mà được quyết định bởi môi trường và cách giáo dục. Theo nhiều nghiên cứu cho rằng, căn phòng tĩnh là môi trường có hãi cho trẻ bởi khi không có tác động từ bên ngoài thì trí tuệ của trẻ sẽ phát triển chậm hơn. Các con cần một môi trường phong phú sinh động để thỏa mãn trí tò mò và phát huy tối đa trí tưởng tượng.
Ứng dụng ICT vào chương trình giáo dục mầm non, giúp những tiết học, bài giảng của trẻ không còn mang nặng tính học thuật, thay vào đó bé được trải nghiệm và tự mình đi đến kết luận về sự vật, hiện tượng được hướng dẫn.
Những ứng dụng học tập bổ ích mà các giáo viên mầm non sử dụng không chỉ giúp trẻ tiếp thu bài một cách dễ dàng, nhanh chóng mà còn tạo cho trẻ thói quen tư duy cũng như tập trung cao độ. Đây là thói quen tốt bé cần hình thành sớm tạo nền tảng ý thức cho những bậc học sau này.
ICT với khả năng nhận thức
Kiến thức sẽ chỉ là một mớ lý thuyết suông nếu không thể áp dụng vào thực tế. Nhưng một khi áp dụng vào thực tiễn, những tri thức đó trở thành công cụ để giúp trẻ nâng cao nhận thức về thế giới và có những ứng xử phù hợp khi gặp phải tình huống tương tự.
Một đặc điểm tâm lý ở trẻ 4-6 tuổi mà bố mẹ cần lưu ý là khả năng tư duy và đặt câu hỏi. Trung bình, trẻ ở độ tuổi này có thể hỏi 400 câu hỏi mỗi ngày, như “Vì sao phải đi bên phải?”, “Tại sao phải tưới nước cho cây?”, “Ai đã tạo ra đồ chơi?”, “Khi nào thì con có thể nhận được quà của bố mẹ?”…
Với các video về hiện tượng tự nhiên, bé sẽ có 1 cái nhìn thấu đáo về những điều mà mình thắc mắc.
Giáo dục trẻ không tồn tại một khuôn mẫu cố định. Thật khó khi chúng ta không có một chuẩn mực, một công thức nhất định, nhưng hãy luôn nhớ rằng khuôn mẫu không phải cái để ta gò bó tuân theo, mà là cái để chúng ta phá vỡ và vươn ra ngoài, như thế mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn. Vì thế trong kỷ nguyên số, việc trẻ sớm được tiếp xúc với ICT sẽ giúp trẻ nhanh hòa nhập hơn, tự chủ trong tiếp nhận và xử lý thông tin hơn trong tương lai.
ICT là một trong những môn học nền tảng mà trường quốc tế Việt Úc VAS chú trọng đào tạo cho thế hệ tương lai. Bằng cách áp dụng những phương pháp giảng dạy tiên tiến cập nhật nhất, các thế hệ học sinh VAS được trang bị phông văn hóa và kiến thức học thuật vững vàng, song song với những kỹ năng sống thực tiễn và những giá trị sống, phẩm chất cá nhân tốt đẹp. Để xem thêm chi tiết về phương pháp giáo dục hiện đại của VAS, các phụ huynh vui lòng xem tại đây.
>>>Tham quan hệ thống trường mầm non quốc tế Việt Úc: