Một số biện pháp cụ thể đối với lao động nghỉ chờ việc
_ Đối với các DN: Trong hoạch định chiến lược đổi mới công nghệ (bao gồm cả công nghệ qui trình, công nghệ sản phẩm và công nghệ quản lý) để phát triển sản xuất – kinh doanh cần thiết đề ra các phương án, giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dư thừa. Trong đó các giải pháp như: Đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng cao nghề nghiệp cho người lao động để đáp ứng chỗ làm việc mới tại doanh nghiệp; mạnh dạn hỗ trợ thêm tiền trợ cấp thôi việc, mất việc (ngoài chế độ qui định của Nhà nước) từ các nguồn hợp pháp để người lao động có điều kiện học nghề tham gia trở lại thị trường lao động và tự tạo việc làm càng sớm càng tốt. Các Tổng công ty nên hình thành cơ chế tạo điều kiện cho các DN trong Tổng công ty có thể cung ứng lao động cho nhau (giữa các DN thừa lao động và DN thiếu lao động). Đối với các DNNN thuộc diện cổ phần hoá, cho thuê, khoán… thì cần có các giải pháp thực hiện dứt điểm lao động dư thừa trước khi thực hiện các cải cách đổi mới này. Trên cơ sở đó mới đảm bảo được hiệu quả của việc cải cách, đổi mới khu vực DNNN.
_ Đối với Nhà nước: Để tạo điều kiện cho các DN giải quyết vấn đề lao động nghỉ chờ việc không sắp xếp được việc làm một cách thoả đáng, đảm bảo hài hoà các quyền và quyền lợi của DN cũng như của người lao động và phù hợp với sự phát triển không ngừng của thị trường lao động, cần nghiên cứu hoàn thiện các chính sách về thị trường lao động. Các chính sách bao gồm: Chính sách trật tự thị trường lao động với việc nâng cao vai trò của công cụ đàm phán về các nội dung quan hệ lao động, hoà giải, đình công; chính sách cân bằng thị trường lao động với việc phát triển môi giới việc làm, tư vấn việc làm, tư vấn nghề nghiệp, khuyến khích tính dịch chuyển và đào tạo, chính sách giữ chỗ làm việc; chính sách thị trường lao động định hướng vào nhóm vấn đề; chính sách đầu tư, tín dụng phát triển việc làm mới cho người lao động…Đồng thời, xem xét thêm các qui định về chế độ trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc cho phù hợp với thực tiễn; việc ban hành chính sách trợ cấp thất nghiệp phải có căn cứ khoa học, đảm bảo tính thực thi cao, phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và phát triển của thị trường lao động hiện nay và trong các năm tới.
Trả lời khôn khéo khi phỏng vấn ở công ty Nhật
Một câu hỏi mà nhiều người Việt không trả lời được khi công ty Nhật tuyển dụng là :Bạn nghĩ lý do gì khiến chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
Đây lại là một cơ hội tốt để bạn quảng bá cho bản thân tuy nhiên người thì lại quá e dè, không dám bộc lộ vì sợ “hỏi lại không trả lời được”, người thì phô trương quá mức cần thiết. Cho nên trước khi đi phỏng vấn hãy chuẩn bị 3 điểm mạnh để “PR” cho mình. Tuy nhiên, chúng phải cụ thể và phù hợp với vị trí bạn nộp hồ sơ vì NTD luôn muốn tuyển “đúng người” cho “đúng việc”. Chẳng hạn, nếu ứng tuyển vào vị trí giám sát bán hàng, bạn có thể trình bày như sau: “Với 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng và đã giúp công ty cũ tăng doanh thu 20%, tôi tự tin mình sẽ đóng góp được nhiều nếu trở thành nhân viên công ty”.
.
VSIP Hải Phòng thu hút 136 triệu USD vốn đầu tư
Từ đầu năm tới nay, Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Hải Phòng thu hút được 136 triệu USD vốn FDI đầu tư, cao hơn 16 triệu USD so với cả năm 2013. Như vậy, tổng số vốn đầu tư FDI vào VSIP Hải Phòng đến nay đạt hơn 1 tỷ USD, trong đó cao nhất là năm 2012 đạt 426 triệu USD.
VSIP hiện có 23 nhà đầu tư đang hoạt động, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như Kyocera, Fuji Xerox, Zeon, Y- TEC, Nipro… Trong đó, lớn nhất là vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhật Bản chiếm 48%; Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po chiếm 22%; Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 17%; Việt Nam chiếm 9% và châu Âu 4%… Lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất là cơ khí chính xác chiếm 35%, tiếp đó là điện và điện tử 31%, dược phẩm 4%… Các doanh nghiệp tại VSIP Hải Phòng tạo việc làm cho hơn 2000 lao động địa phương, trong đó có hơn 80% là người huyện Thủy Nguyên. Năm 2014, VSIP Hải Phòng phấn đấu thu hút 500 triệu USD vốn đầu tư FDI, tạo hàng ngàn việc làm Hải Phòng cho người dân trong thành phố và các vùng lân cận.
.