Nguồn lao động
Là nguồn lực về con người bao gồm số lượng dân cư trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động. Nguồn lao động được nghiên cứu ở đây là nhằm vào khía cạnh khác: Trước hết nó là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, sau nữa xét về khía cạnh kinh tế – xã hội, nó là khả năng lao động của xã hội.
Ngoài ra, còn có thể hiểu nguồn lao động là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Nguồn lao động bao gồm những người từ độ tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15 tuổi).
Lao động
Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của mình. Lao động là sự vận dụng sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất, là quá trình kết hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất.
Sức lao động
Là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong qúa trình tạo ra của cải xã hội, phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đầu tiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường sức lao động cũng là một loại hàng hóa và cũng được trao đổi trên thị trường ngoài nước. Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt không chỉ vì sự khác biệt với hàng hóa thông thường là khi sử dụng nó sẽ tạo ra một giá trị lơn hơn giá trị bản thân nó, mà còn được thể hiện ở chất lượng hàng hóa này phụ thuộc chặt chẽ vào một loạt các nhân tố có tính đặc thù. Chất lượng của hàng hóa sức lao động ở đây được phản ánh ở khả năng dẻo dai, bền bỉ trong lao động của người lao động, khả năng thành thạo và sáng tạo trong công việc và khối lượng công việc hoặc sản phẩm được hoàn thành bởi Người lao động trong một đơn vị thời gian.
Việc làm
Theo quy định của Bộ luật lao động: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.
– Tỷ lệ người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế được tính theo công thức:
Tvl (%) = Nvl/Dkt |
Trong đó: .Tvl: % người có việc làm
. Nvl: Số người có việc làm
. Dkt: Dân số hoạt động kinh tế