1. Thuận lợi
1- Tiềm năng lớn nhất là con người Thái Bình thông minh, sáng tạo trong lao động, anh dũng quật cường trong đấu tranh cách mạng, nhạy bén với cái mới và biết nhân rộng cái mới.
2- Lực lượng lao động dồi dào, đây là nguồn lực quý để phát triển kinh tế – xã hội, một khi tỉnh có chính sách đúng đắn để phát triển và sử dụng nguồn lực này.
3- Cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm, nước sạch, thông tin ở nông thôn Thái Bình phát triển khá đồng bộ, cảng Diêm Điền; các tuyến quốc lộ 10, 39 được nâng cấp… đã tạo cho Thái Bình có bước nhảy vọt về chất, phá được thế "ốc đảo", trở thành tỉnh có mạng lưới giao thông thủy bộ khá phát triển. Đây là cơ sở thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm cho người lao động.
4- Là tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm: đất đai màu mỡ là cơ sở thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp hiện đại; nguồn khí đốt với trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển công nghiệp dầu khí, phục vụ cho các ngành công nghiệp địa phương phát triển; bờ biển dài, nước biển nông hàng năm phù sa bồi đắp tiến ra biển hàng trăm mét tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và quai đê lấn biển để tăng thêm quỹ đất, phát triển việc làm…
* Khó khăn
1- Là tỉnh đất chật người đông, mật độ dân số gấp 5,7% lần so với cả nước, đây là khó khăn, thách thức lớn trong vấn đề giải quyết việc làm của tỉnh.
2- Cơ cấu kinh tế lạc hậu: tỷ trọng nông nghiệp lớn trong khi đó tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ không đáng kể.
3- Nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo.
4- Nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo, tuy có trữ lượng khí đốt lớn nhưng vẫn ở dạng tiềm năng, đã khai thác nhưng chưa đáng kể. Cần phải tiếp tục đầu tư để có kế hoạch khai thác, sử dụng và phát triển ngành công nghiệp quý hiếm này.
5- Sau sự kiện mất ổn định chính trị ở nông thôn Thái Bình (1997 – 1998), tỉnh đã có nhiều chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư nhưng đến nay nhiều nhà đầu tư vẫn có tâm lý ngại về đầu tư ở Thái Bình. Những thuận lợi khó khăn trên đã tác động lớn tới quá trình phát triển kinh tế – xã hội và giải quyết việc làm của tỉnh.