Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và cơ cấu lực lượng lao động có việc làm thường xuyên

Năm 1997, lực lượng lao động khu vực thành thị chỉ chiếm 19,06% tổng lực

lượng lao động cả nước, năm 2001 đã tăng lên 22,56%, trong khi tỷ lệ lực lượng lao

động ở khu vực nông thôn giảm từ 80,94% xuống còn 77,44%. Dự báo trong những

năm tới, tỷ lệ lực lượng lao động ở khu vực thành thị càng tiếp tục tăng nhanh hơn

cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hoá.

 

– Số người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I chiếm trong tổng lực lượng

lao động ngày càng giảm cả về số lượng và tỷ lệ. Năm 1997, tỷ lệ này là 26,67% đến

năm 2001 giảm xuống còn 20,49%. Bình quân hàng năm giảm được 338.021 người

với tốc độ giảm 3,86%/năm.

 

– Số người tốt nghiệp cấp III tăng nhanh cả về số lượng và tỷ lệ: Năm 1997 tỷ lệ

này là 13,47%, đến năm 2001 tăng lên 17,23%; bình quân hàng năm tăng thêm

495.258 người với tốc độ tăng 9,22%/năm.

 

ở khu vực thành thị, nông thôn tình hình cũng diễn ra tương tự, tuy nhiên trình

độ học vấn của lực lượng lao động ở thành thị vẫn vượt khá xa so với nông thôn.

 

– Lao động đã qua đào tạo tư sơ cấp, học nghề trở lên tăng đáng kể cả về số

lượng và tỷ lệ chiếm trong tổng lực lượng lao động.Năm 1997, tỷ lệ này là 11,81%

đến năm 2001 tăng lên 15,51%; bình quân hàng năm tăng thêm 472.038 người,với

tốc độ tăng 9,92%/năm. Trong đó tăng nhiều nhất và nhanh nhất là lao động được

đào tạo ở trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên (174.343 người với tốc độ tăng 16,86%/năm), tiếp đến là lao động đã qua đào tạo nghề – công nhân kỹ thuật

(131.905 người với tốc độ tăng 7,58%/năm); thấp nhất là tốt nghiệp trung học chuyên

nghiệp cũng tăng thêm được hàng năm 131.905 người với tốc độ tăng 8,64%/năm; ở

các vùng lãnh thổ, khu vực thành thị, nông thôn, các tỉnh trọng điểm và nhiều tỉnh

trong cả nước cũng diễn ra xu hướng tương tự.

 

Năm 2001 có sự dịch chuyển rõ rệt so với năm 1997 theo hướng: giảm cả về số

lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong nhóm ngành nông nghiệp, tăng cả về số lượng

và tỷ lệ lao động làm việc trong nhóm ngành Công nghiệp,

 

Xây dựng và Dịch vụ. Năm 1997 có 23.601.918 người làm việc trong các ngành

nông, lâm, ngư, chiếm 69,80% so với tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân nói chung, đến năm 2001 giảm xuống còn 22.669.907 người

chiếm 62,56%; trong khi đó lao động làm việc trong các ngành Công nghiệp và Xây

dựng tăng từ 3.566.513 người (năm 1997) lên 4.743.705 người (năm 2001) và tỷ lệ

so với tổng số đã tăng từ 10,55% lên 13,15%; lao động làm việc trong các ngành dịch

vụ cũng tăng nhanh cả về số lượng lẫn tỷ lệ (từ 6.643.564 người lên 8.791.950 người

và từ 19,64% lên 24,29%).

Admin

Comments are closed.

Recent Posts

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức có gì khiến ba mẹ yêu thích tới vậy

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức đã nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình…

3 days ago
  • Giáo dục

Cách quản lý thời gian hiệu quả trong môi trường làm việc nhóm có gì khác so với làm việc cá nhân?

Cách quản lý thời gian hiệu quả là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu suất công việc, đặc…

4 weeks ago
  • Giáo dục

Bí quyết quản lý nhân sự hiệu quả trong các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ

Quản lý nhân sự hiệu quả luôn là một trong những bài toán khó với bất kỳ doanh nghiệp nào,…

1 month ago

Nguyên nhân học phí trường quốc tế cao và bí quyết để giảm chi phí khi theo học

Học phí trường quốc tế luôn là một chủ đề quan trọng và đôi khi gây lo lắng cho các…

1 month ago
  • Giáo dục

Mách bạn kinh nghiệm chọn trường mầm non cho con

Việc chọn trường mầm non cho con là một quyết định quan trọng mà phụ huynh nào cũng phải đối…

1 month ago
  • Giáo dục

Những thách thức và cơ hội trong việc phát triển văn hóa doanh nghiệp ngày nay

Phát triển văn hóa doanh nghiệp ngày nay không chỉ là một yêu cầu bắt buộc đối với các tổ…

1 month ago