Hiện nay, mặc dù Nhật Bản đang thực hiện giai đọan chuyển đổi mạnh hiếm thấy là quá trình chuyển biến từ tăng trưởng kinh tế theo mô hình đuổi bắt sang mô hình tăng trưởng của một nền kinh tế chín muồi phát triển cao, nhưng vẫn đóng vai trò đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế Đông á – Đông Nam á trong khoảng vài chục năm đầu thế kỷ XX.
Nhật Bản vẫn là cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến với thực lực hùng mạnh có dự trữ ngoại tệ khổng lồ, chủ nợ xuất siêu số một của thế giới; kỹ thuật chế tạo, tỷ trọng đầu tư cho nghiên cứu phát triển đứng đầu thế giới; dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản năm 2000 đạt hơn 361,6 tỉ USD bằng 1,3 lần tổng mức dự trữ ngoại tệ của 6 nước phát triển chủ yếu bao gồm cả Mỹ cộng lại (277,8 tỉ USD). Theo số liệu do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố, đến cuối năm 2000 tổng số tài sản ở nước ngoài của Nhật Bản là 346.000 tỉ Yên, ước khoảng 3.209, 6 tỉ USD, chiếm 50 % tài sản thuần ở nước ngoài của toàn cầu. Nhật Bản rất chú trọng trong đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển kỹ thuật hiện đại. Tiềm lực kinh tế quốc gia hùng mạnh chính được dựa trên cơ sở nền tảng thu nhập của các công ty và các cá nhân của người Nhật Bản. GDP bình quân đầu người của Nhật Bản là 40.817 USD, trong khi đó Mỹ 27.7.99 USD so với năm 1990 tăng 2,7 lần chỉ thua Thụy Sĩ 43.481 USD. Ngoài ra Nhật Bản lại có nhiều bí quyết kinh nghiệm quản lý và phát triển kinh tế rất độc đáo và hữu hiệu. Hiện nay, Nhật Bản đã trở thành đối tác quan trọng số 1 của Việt Nam. Năm 1999, tổ chức hợp tác và phát triển OECD đã công bố rằng:” Nhật Bản là nước có viện trợ ODA lớn nhất 10,68 tỷ trong 21 nước hội viên. Như vậy Nhật Bản đã 8 năm liền giữ được kỷ lục này.