So sánh giữa 76% cho rằng việc đi làm thêm là cần thiết với 60% đã đi làm, chứng tỏ có nhiều bạn nhận thức việc làm thêm là rất có ích nhưng vì những lý do khác nhau nên họ vẫn chưa đi làm thêm. Qua tiếp xúc với những sinh viên chưa bao giờ đi làm thêm nhưng lại cho rằng đi làm thêm là cần thiết, các bạn đã bày tỏ những trở ngại, khó khăn làm cho họ chưa thực sự bắt đầu đi làm thêm.
Và có rất nhiều bạn vẫn đã và đang tiếp tục tìm cho mình những công việc thích hợp và bổ ích. ở lần điều tra thứ 2, ngoài chia ra 2 đối tượng đã và chưa bao giờ làm thêm, chúng tôi còn phân tách theo các yếu tố về giới tính và năm học(1) để từ đó có cái nhìn tương đối toàn diện hơn về nhu cầu đi làm thêm trong sinh viên hiện nay. Nếu phân chia theo giới tính ta thấy tỷ lệ nữ đi làm thêm trong lần điều tra thứ 2 nhiều hơn là tỷ lệ nam. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng không có sự chênh lệch nhiều. Nếu phân theo năm học, sinh viên năm thứ ba là đối tượng chiếm tỷ lệ đã đi làm thêm cao nhất. Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên năm ba không đi làm thêm cũng khá cao, chiếm 38.89% trong tổng số 72 người không đi làm. Qua bảng số liệu chúng ta thấy vấn đề việc làm thêm được hầu hết các đối tượng sinh viên quan tâm, không có sự phân biệt nhiều về giới tính cũng như về trình độ. Sinh viên là đối tượng khá nhạy cảm, dễ tiếp thu những vấn đề mới mẻ, thiết thực. Chính vì vậy nếu được học kiến thức trên lớp và được ứng dụng ngay trong thực tế là điều mong mỏi rất lớn của đội ngũ sinh viên. Khi lĩnh hội kiến thức quý báu từ thầy cô giáo ở trường cũng như trong quá trình trao đổi với thầy cô, chúng tôi cũng đã nhận được sự cổ vũ động viên rất lớn. Không ít thầy cô đã rất đồng tình khi biết chúng tôi có một việc làm thêm thích hợp. Dĩ nhiên không phải không biết đến những tác động trở lại của việc đi làm thêm, song quan điểm của chúng tôi là: việc gì cũng có tính hai mặt của nó. Đi làm thêm là cần thiết nếu biết khắc phục những khó khăn và hạn chế gặp phải. Và có thể khi học ở trường đời (thực tế) sinh viên sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn?