Về khía cạnh các nước xuất khẩu lao động, nói chung đây là những nước kém phát triển hoặc phát triển với tốc độ chậm mà không ưu tiên đầy mạnh các ngành dùng nhiều lao động. Cho đến nay, những nước xuất khẩu lao động vừa nhiều về số lượng lao động vừa có tỷ lệ cao trong tổng dân số của nước đó là Lebanon, EL Salvador, Columbia, Pakistan và Philipin. Riêng Philipin hiện nay có khoảng 8 triệu người làm việc ở nước ngoài, bằng khoảng 10% dân số nước này. Hằng năm ngoại hối do lao động xuất khẩu gửi về qua đường chính thức khoảng 10 tỉ USD, xấp xỉ 10% GDP. Nhìn chung có thể thấy một số đặc điểm cơ bản liên quan đến những nước xuất khẩu lao động và đặc điểm lao động xuất khẩu là:
Thứ nhất, lao động giản đơn xuất khẩu sang các nước phát triển nhất là các nước công nghiệp mới thông thường làm việc trong môi trường khó khăn, quyền lợi của ngưòi lao động dễ bị xâm phạm nếu việc xuất khẩu lao động không được tổ chức chu đáo, không có sự cam kết của xí nghiệp dùng lao động và sự giám sát của các cơ quan nước sở tại.
Thứ hai, vì là lao động giản đơn, trình độ học vấn, trình độ văn hóa của ngưòi đi lao động nước ngoài thấp nên khó thích nghi với điều kiên văn hóa xã hội nước ngoài. Không ít người thất vọng với hoàn cảnh sống và làm việc ở nơi đất khách quê người, và có nhiều trường hợp phạm pháp xảy ra, gây ra hình ảnh xấu cho nước xuất khẩu lao động. Ngoài ra, cùng với điểm thứ nhất, lao động có trình độ văn hóa thấp thường dễ bị bóc lột tại xứ người.
Thứ ba, nước xuất khẩu lao động hầu hết là những nước không thật thành công trong các chiến lược phát triển kinh tế. Với trình độ văn hóa thấp, người dân nước này không khỏi lo âu khi rời xa xứ sở ra nước ngoài làm việc. Tại Á châu, ngay cả việc rời khỏi nông thôn để ra thành thị đối với họ cũng không phải là sự lựa chọn dễ dàng. Thành ra, nếu trong nước có công ăn việc làm thì ít người muốn tham gia xuất khẩu lao động.
Thứ tư, cho đến nay, trong những nước xuất khẩu lao động chưa thấy nước nào đưa vấn đề này vào trong chiến lược phát triển kinh tế chung, trong đó lao động được đưa đi sẽ bảo đảm rèn luyện được tay nghề khi trở về, ngoại hối thu được sẽ được dùng một cách hiệu quả trong việc du nhập công nghệ tư bản…và có kế hoạch giảm bớt xuất khẩu lao động trong tương lai. Chỉ thấy có trường hợp (như Malasia đã làm 20 năm trước) tích cực đưa thực tập sinh sang tu nghiệp ngắn hạn tại các nước tiên tiến để sau đó về làm với năng suất cao hơn tại các nhà máy hoặc cơ sở kinh tế khác, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển chung. Nhưng thực tập sinh khác về chất với vấn đề xuất khẩu lao động.XKLĐ là việc làm phù hợp với xu thế của thời đại. Philippines là quốc gia có 10% lao động làm việc ở nước ngoài, đã có đóng góp đáng kể cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhưng có phần khác với VN, họ không xuất khẩu TTS, mà là những lao động có tay nghề.