Nguyên nhân làm dư thừa lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước
Ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, đã đưa ra 7 nguyên nhân dẫn đến dư thừa lao động trong các DNNN, đó là do:
- Những khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Lao động không có khả năng đáp ứng công nghệ mới hoặc khó đào tạo lại.
- Mất cân đối giữa tuyển dụng và cho nghỉ hưu hoặc sa thải.
- Thiếu hệ thống quản lý nguồn nhân lực hiện đại.
- Hệ thống đào tạo không đầy đủ.
- Thiếu nhất quán giữa khuyến khích lao động và việc quy định trách nhiệm của giám đốc.
- Chế độ lương và hệ thống hỗ trợ cho lao động dư thừa không hoàn chỉnh và phù hợp.
Thực tế cho thấy, vấn đề trả lương và việc khuyến khích người lao động là những vấn đề gai góc nhất mà DNNN phải đối mặt khi phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, Nhà nước vẫn thực hiện chế độ quy định tỷ lệ mà các DNNN có thể trích ra từ lợi nhuận để lập các quỹ khen thưởng và phúc lợi. Đồng thời, Nhà nước cũng quy định mức lương tối thiểu, tốc độ tăng lương, các điều kiện để DNNN áp dụng được hệ số điều chỉnh lương để tính lương cho người lao động. Những quy định về quỹ lương, thưởng và phúc lợi đã tác động đến hoạt động và khả năng sáng tạo của người lao động. Tuy nhiên, phần lớn các DNNN vẫn coi lương là vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp và thường phàn nàn về vấn đề khuyến khích vật chất, về đào tạo lại lao động, về chế độ đãi ngộ để khuyến khích tự nguyện nghỉ hưu…Những vấn đề này làm cho việc giải quyết tình trạng dư thừa lao động càng trở nên khó khăn, phức tạp.
Vì sao học sinh cần sự tư vấn chuyên sâu của thầy cô khi chọn nghề nhân sự
Tư vấn chuyên sâu: loại này phức tạp vì việc tư vấn được tiến hành trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính chính xác cao. Điều kiện để có loại tư vấn chuyên sâu là phải có đội ngũ chuyên gia tư vấn có tay nghề cao bao gồm các nhà tâm lý học, giáo dục học, bác sĩ được huấn luyện và có kinh nghiệm. Các chuyên gia tư vấn phải có kiến thức sâu về thế giới nghề nghiệp, về yêu cầu của nghề, về nhân cách, trước hết là động cơ, hứng thú, khuynh hướng và năng lực nghề nghiệp của học sinh; về kinh tế, về nhu cầu phát triển nhân lực ở các ngành kinh tế quốc dân và ở địa phương, đồng thời phải biết phương pháp điều tra, đánh giá nhân cách, trí tuệ, hệ tâm lý vận động.
Không chỉ có các học sinh mới cần tư vấn chuyên sâu, nhiều sinh viên mới ra trường cũng cần, bởi nghề nhân sự cần sự chín chắn, hiểu biết lẫn kiến thức nắm bắt tâm lý người khác.
Theo dõi các bài viết về nghề tổng vụ nhân sự của các chuyên gia tại VieclamBank theo link bên dưới.
.
Văn hóa làm việc với người Nhật
Nhắc đến người Nhật ai cũng sẽ nghĩ ngay đến vấn đề ” Đúng giờ”, với họ đúng giờ được coi như là một nét văn hóa riêng, chính vì thế khi các nhà tuyển dụng lớn tại Việt Nam như Vieclambank tìm kiếm nguồn nhân lực tại dải đất hình chữ S – jobs in vietnam họ sẽ quan tâm đến thái độ của bạn song song với năng lực bạn có. Người Nhật rất giữ chữ tín, và giữ lời hứa, họ cũng rất coi trọng buổi gặp mặt đầu tiên. Nếu chẳng may bạn thất hứa thì hãy khéo léo tìm cách xin lỗi họ vì bất kì lý do gì.
Văn hóa trao danh thiếp: là đất nước đứng đầu về việc sử dụng danh thiếp, việc không có hay hết danh thiếp thường không để lại ấn tượng tốt đối với khách hàng là người Nhật.
Cẩn thận trong việc làm đặc biệt là những cuộc họp, họ luôn tổng kết lại tất cả những vấn đề có thể là không quan trọng.
Mọi thông tin chi tiết về trang chuyên tuyển dụng nhân sự cho công ty Nhật như Vieclambank mời bạn tham khảo tại đây.
.