Du học Tin Tức Lao Động

Giải pháp chung xây dựng văn hóa doanh nghiệp

1. Quản lý VHDN Trước hết, để có thể đưa ra được những giải pháp, chọn đường lối đúng đắn cho VHDN thì doanh nghiệp phải nhận thức được rõ đâu là điểm mạnh, điểm yếu, đâu là yếu tố cần phát huy, khắc phục hay yếu tố nào cần phải loại bỏ. Các doanh nghiệp khi muốn nhận thức rõ điều đó cần phải đánh giá lại VHDN mình dựa trên những mô hình, những công trình đánh giá về VHDN đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin được lựa chọn mô hình Denison , một mô hình đã được kiểm kiệm hơn 20 năm qua tại Mỹ, châu Âu và châu Á, mô hình này có thể sử dụng để đánh giá và dựa vào mô hình này với các tiêu chí doanh nghiệp cũng có thể định hướng để xây dựng VHDN. Trong quá trình xây dựng và phát triển VHDN vấn đề đánh giá luôn được tiến hành một cách thường xuyên nhằm phát hiện những yếu tố phát triển không đúng với định hướng để loại bỏ và phát huy những yếu tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. 

2. Sử dụng các nguồn lực bên ngoài để xây dựng VHDN Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự đánh giá, đề ra các biện pháp xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, để có thể tiết kiệm về mặt thời gian, nâng cao khả năng thành công thì doanh nghiệp nên sử dụng các Công ty, các trung tâm tư vấn có được sự tư vấn từ những chuyên gia về VHDN nhiều kinh nghiệm. Hơn nữa, VHDN Nhật Bản nói riêng hay VHDN của các quốc gia khác đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu chuyên sâu, từ biết tới hiểu và tới áp dụng VHDN đó vào các doanh nghiệp Việt Nam là cả một vấn đề lớn. Những câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nhân viên có thể chấp nhận, như thế nào để phù hợp với VHDN hiện tại và không đi ngược lại với những giá trị văn hóa truyền thống.

3. Phát huy tính tích cực của văn hóa truyền thống dân tộc Áp dụng VHDN Nhật Bản vào các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự tương đồng nếu không những đặc trưng của VHDN Nhật Bản dù có tích cực đến đâu cũng dễ dàng bị loại bỏ và trở thành sự cản trở đối với VHDN hiện có. Không thể áp dụng một cách nguyên xi VHDN Nhật Bản vào các doanh nghiệp Việt Nam vì bản thân văn hóa của các dân tộc khác nhau rất nhiều, hơn thế nữa Nhật Bản lại là một quốc gia có văn hóa quá khác biệt và tính độc đáo cao. Các doanh nghiệp chỉ có thể nâng cao tính tích cực của văn hóa truyền thống và ứng dụng những điểm phù hợp của VHDN Nhật Bản trên nền tảng ấy, dùng VHDN Nhật Bản như một công cụ để phát huy sức mạnh của văn hóa truyền thống, tăng cường được sức mạnh nội tại bên trong doanh nghiệp, khích lệ được nhân viên sáng tạo, nâng cao năng suất, tạo ra nhiều lợi nhuận, nhiều giá trị cho doanh nghiệp. Những ứng dụng chỉ mang tính học hỏi chứ không phải là áp đặt.

4 Tạo những nét riêng đặc thù cho VHDN VHDN của từng doanh nghiệp Việt Nam có những nét chung của văn hoá doanh nghiệp Việt Nam và những nét riêng của từng doanh nghiệp. Những nét riêng ấy là của quý đặc sắc, là truyền thống tốt đẹp, độc đáo của từng doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải hình thành được những nét chung của văn hoá doanh nghiệp Việt Nam và tạo lập được một số nét riêng. Trong thực tế hiện nay, muốn cạnh tranh tốt doanh nghiệp phải có được VHDN tốt và văn hóa ấy phải có được sự độc đáo. 

5. Nâng cao hình ảnh doanh nghiệp thông qua trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường Trong giai đoạn hiện nay, việc sản xuất sản phẩm với năng suất cao, chất lượng cao không còn là yếu tố duy nhất để doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có sự cam kết đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. 

You may like