Du học Việc Làm Trong Nước

Quy mô và sự phân bố dân số

single image

Lao động và việc làm là hai mặt của một vấn đề sử dụng nguồn lực con người. Xây dựng chiến lược việc làm không thể không tính đến tình hình cung lao động. Bài toán cân đối cung – cầu lao động luôn là trọng tâm của mọi chiến lược việc làm. Chỉ có thông qua cân đối cung – cầu lao động mới có cơ sở xây dựng các giải pháp thích hợp nhằm giảm thất nghiệp và tăng hiệu quả sử dụng lao động. Như vậy, chiến lược việc làm cũng cần được dựa trên các quá trình dân số, trong đó đặc biệt là tốc độ tăng trưởng dân số ( tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết ), tuổi thọ và tình hình di dân, chất lượng dân số ( sức khỏe, học vân, trình độ tay nghề…), chất lượng nguồn lao động.

Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, quy mô dân số nước ta năm 2010 vào khoảng 88 – 89 triệu người, ứng với tốc độ tăng trưởng dân số khoảng 1.15 – 1,20% / năm. Trong đó dân số trong độ tuổi 15 – 34 là 22,97 triệu người, chiếm 25,95 % tỷ trọng dân số. Như vây, hằng năm dân sô tăng lên khoảng 1,1 đến 1,2 triệu người nói chung và 1,7 triệu người trẻ nói riêng. Với xu hướng này, cung lao động tiếp tục gia tăng với quy mô tương đối lớn trong những năm tới.

– Biến đổi cơ cấu dân số

Do tỷ lệ sinh liên tục giảm trong nhiều năm, đồng thời là xu hướng tuổi thọ của dân số, cơ cấu tuổi của dân số nước ta đang biến đổi theo hướng già hóa. Trẻ em dưới 15 tuổi giảm từ 39% năm 1989 xuống còn 33% năm 1999; giảm bình quân xuống 1,7% năm; từ 32% năm 2000 xuống còn 25% năm 2007. Trong những năm tới dự kiến tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi tiếp tục giảm xuống, nghĩa là tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên sẽ gia tăng, số lượng dân số bước vào tuổi lao động vẫn còn cao.

– Biến đổi trạng thái hoạt động của dân số

Tình hình thực tế ở nước ta trong những năm gần đây cho thấy trạng thái hoạt động của dân số đang có những thay đổi theo thời gian. Đó là tăng tỷ lệ dân số không hoạt động kinh tế. Sở dĩ có hiện tượng này là do: tỷ lệ đi học tăng lên; tỷ lệ tàn tật – sức lao động giảm nhẹ; tỷ lệ nội trợ tăng nhẹ; tỷ lệ tham gia các hoạt động khác tăng nhẹ. Kết quả là tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế giảm xuống. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm có nghĩa là tốc độ tăng cung lao động sẽ thấp hơn tốc độ tăng lực lượng lao động nói chung.

You may like